Hoạt động đánh bắt thủy sản trong ao có thuộc nhóm khai thác thủy sản nội địa hay không? Nếu như đăng ký mã ngành 0312 thì có đúng với quy định pháp luật hiện hành không?
>> Mã ngành 0722 là gì? Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0620 là gì? Khai thác khí đốt tự nhiên thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 0312-03120 là về hoạt động khai thác thủy sản nội địa. Cụ thể mã ngành 0312 sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
- Đánh bắt cá, tôm, thủy sản khác ở đầm, phá, ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng trong đất liền.
- Thu nhặt các loại sinh vật sống trong môi trường nước ngọt, lợ trong đất liền dùng làm nguyên liệu.
Theo quy định nêu trên, hoạt động đánh bắt thủy sản trong ao thuộc nhóm khai thác thủy sản nội địa nên việc đăng ký mã ngành 0312 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0312-03120: Khai thác thủy sản nội địa (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 0312 loại trừ những trường hợp sau đây:
- Các hoạt động có liên quan đến môn thể thao câu cá để giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).
- Các hoạt động bảo vệ và tuần tra việc đánh bắt thủy sản được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).
(i) Mã ngành 9319 - 93190: Hoạt động thể thao khác gồm:
- Hoạt động của các nhà đạo diễn hoặc các nhà tổ chức các sự kiện thể thao, có hoặc không có cơ sở.
- Hoạt động của các vận động viên và những người chơi thể thao bằng tài khoản sở hữu cá nhân, trọng tài, người bấm giờ v.v...
- Hoạt động của các liên đoàn thể thao và các ban điều lệ.
- Hoạt động liên quan đến thúc đẩy các sự kiện thể thao.
- Hoạt động của các chuồng nuôi ngựa đua, các chuồng nuôi chó và các gara ô tô.
- Hoạt động của các khu săn bắt và câu cá thể thao.
- Hoạt động hỗ trợ cho câu cá và săn bắn mang tính thể thao hoặc giải trí.
(ii) Mã ngành 8423 - 84230: Hoạt động an ninh, trật tự, an toàn xã hội gồm:
- Quản lý và điều hành lực lượng công an chính quy và hỗ trợ do chính quyền nhà nước hỗ trợ, ở các cảng, biên giới và lực lượng công an đặc biệt khác, bao gồm cảnh sát giao thông, đăng ký hộ tịch hộ khẩu, duy trì các bản theo dõi phạm nhân.
- Phòng chống hỏa hoạn;
- Quản lý và điều hành các đơn vị phòng chống hỏa hoạn chính quy và bổ trợ, giải cứu người và động vật, giúp đỡ nạn nhân thảm họa, lũ lụt, tai nạn giao thông....
- Thực hành quyền công tố, kiểm soát việc giải quyết các vụ án hình sự, kiểm soát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.
- Quản lý và điều hành về mặt hành chính các tòa án dân sự và hình sự, tòa án quân sự và hệ thống tòa án, bao gồm đại diện pháp luật và tư vấn thay mặt chính phủ;
- Thi hành phán quyết và phiên dịch luật.
- Xét xử dân sự.
- Điều hành nhà tù và cung cấp dịch vụ phục hồi nhân phẩm không phụ thuộc vào việc quản lý và điều hành thuộc chính phủ hoặc tư nhân trên cơ sở hợp đồng.
- Cung cấp việc hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp có thảm họa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật Thủy sản 2017 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. ... 18. Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. ... Điều 4. Sở hữu nguồn lợi thủy sản - Luật Thủy sản 2017 Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật. |