Loại thức ăn tinh nào được sử dụng chế biến thức ăn chăn nuôi? Hành vi sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng ở vật nuôi có bị cấm hay không? Nguyên tắc trong chăn nuôi là gì?
>> FMCG là gì? Đặc điểm của các sản phẩm FMCG là gì?
>> Copilot là gì? Những hành vi nào trong hoạt động công nghệ thông tin bị cấm?
Những loại thức ăn tinh được sử dung trong chăn nuôi có thể kể đến các loại sau:
+ Các loại hạt và phụ phẩm ngủ cốc, hạt: ngô, tấm, thóc, cám gạo, cám mì,…
+ Các loại đậu và phụ phẩm: đâụ nành, lạc (đậu phộng), bã đậu nành, bột đậu nành rang, bột ngô, bột mì, bột sắn khô,…
+ Các loại rau củ: sắn (khoai mì), khoai lang, rau muống, rau lang,…
Những thức ăn tinh này được sử dụng riêng hoặc phối trộn với các loại thức ăn thô, thức ăn giàu đạm, và khoáng chất để đảm bảo khẩu phần cân đối cho vật nuôi.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Loại thức ăn tinh nào được sử dụng chế biến thức ăn chăn nuôi (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về các nguyên tắc trong hoạt động chăn nuôi như sau:
- Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm:
+ Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôI.
+ Bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.
+ Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.
+ Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình chăn nuôi bao gồm:
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
Theo quy định trên, hành vi sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng là hành vi mà pháp luật chăn nuôi nghiêm cấm.