Lễ Tro là gì? Thứ Tư Lễ Tro là gì? Những thứ kiêng kị trong Lễ Tro? Lễ Tro có phải ngày lễ lớn trong nước không?
>> Chủ đầu tư phải công khai nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp hay không?
Lễ tro hay còn được gọi với tên khác là Thứ Tư lễ tro đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo.
Đây là một ngày quan trọng, đánh dấu thời gian sám hối và chuẩn bị tâm hồn cho Lễ Phục Sinh. Vào ngày này, các tín hữu tham dự nghi thức xức tro, trong đó tro được làm phép và rắc lên đầu hoặc vẽ hình thánh giá trên trán. Tro thường được lấy từ các cành lá đã được làm phép trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá của năm trước, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự khiêm nhường, sự thống hối và nhắc nhở con người về thân phận bụi tro của mình: “Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, một mai sẽ trở về bụi tro.”
Lễ Tro có nguồn gốc từ thời Cựu Ước. Trong sách Giô-na, dân thành Ni-ni-vê đã rắc tro lên đầu và mặc áo vải thô để thể hiện lòng ăn năn. Truyền thống này tiếp tục được duy trì trong Kitô giáo, đặc biệt từ thế kỷ XI khi Giáo hội chính thức hóa nghi thức xức tro vào ngày Thứ Tư đầu tiên của Mùa Chay. Từ đó đến nay, ngày lễ này được cử hành rộng rãi trong Giáo hội Công giáo và một số hệ phái Kitô giáo khác.
Ngày Thứ Tư Lễ Tro không có ngày cố định theo dương lịch mà được xác định dựa trên ngày Lễ Phục Sinh. Theo cách tính của Giáo hội, Lễ Phục Sinh diễn ra vào Chủ Nhật đầu tiên sau kỳ trăng tròn kể từ ngày xuân phân (21/3). Từ đó, đếm ngược 46 ngày (bao gồm cả các ngày Chủ Nhật) sẽ xác định được ngày Thứ Tư Lễ Tro.
Lễ Tro 2025 sẽ diễn ra vào Thứ Tư, ngày 05/3/2025.
>> Xem thêm: Lễ Phục Sinh là gì? Lễ Phục Sinh 2025 ngày nào?
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Thứ Tư Lễ Tro (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Ngoài nghi thức xức tro, trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, các tín hữu được kêu gọi thực hành ăn chay và kiêng thịt.
Việc ăn chay và kiêng thịt không chỉ giúp tiết chế bản thân mà còn thể hiện lòng sám hối, sự hy sinh và tinh thần liên đới với những người nghèo khổ.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Lễ Tro không phải ngày lễ lớn chính thức của nước Việt Nam.
|