Lễ hội vía Bà Ngũ hành diễn ra ở đâu? Lễ hội vía Bà Ngũ hành có phải là di sản văn hóa phi vật thể không? Người tham gia lễ hội có những trách nhiệm gì theo quy định pháp luật?
>> Thời hạn giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm là khi nào?
>> Sử dụng vốn đầu tư công không đúng đối tượng bị xử phạt bao nhiêu?
Lễ hội Vía Bà Ngũ hành là một tín ngưỡng dân gian đặc sắc, thể hiện tục thờ Ngũ Hành Nương Nương, hay còn được gọi là Bà Ngũ Hành. Bà đại diện cho năm vị phúc thần quyền năng: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, có vai trò bảo vệ cộng đồng cư dân nông nghiệp trong giai đoạn khai phá vùng đất Nam Bộ.
Lễ hội Vía Bà Ngũ hành phản ánh một khía cạnh quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân địa phương, đồng thời thể hiện ước vọng về cuộc sống sung túc và mùa màng bội thu.
Lễ hội vía Bà Ngũ Hành hay Lễ hội vía Bà Ngũ hành Long Thượng là lễ hội truyền thống được diễn ra tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với những nghi thức trang trọng và các hoạt động mới mẻ.
Hăng năm, Lễ hội vía Bà Ngũ hành Long Thượng sẽ được tổ chức từ 18 đến 21 tháng Giêng thu hút đông đảo khách du lịch và người dân đến dâng hương, cúng, viếng cầu bình an, thuận lợi.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ theo Quyết định 4205/QĐ-BVHTTDL năm 2014 quy định về danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, Lễ hội vía Bà Ngũ hành tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công bố vào năm 2014.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Lễ hội vía Bà Ngũ hành diễn ra ở đâu; Lễ hội vía Bà Ngũ hành có phải là di sản văn hóa phi vật thể không
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm:
1. Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
2. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
3. Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
4. Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
5. Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
|