Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông diễn ra khi nào? Kéo dài bao lâu? Tổ chức tại đâu? Có những loại hình di sản văn hóa phi vật thể nào? Di tích bao gồm những loại hình nào?
>> Công nghệ 4.0 là gì? Công nghệ 4.0 gồm những gì?
>> Việc đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào?
Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được nhân dân Hương Sơn sáng tạo nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với đất nước, nhân dân và nền y học Việt Nam. Lễ hội diễn ra hàng năm vào dịp rằm tháng Giêng, nhân ngày mất của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông là dịp để mọi người gửi gắm ước mơ, khát vọng về một cuộc sống thái bình, đồng thời thể hiện lòng tri ân "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa" đối với Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đây cũng là cơ hội để giáo dục con cháu về tấm lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, cũng như truyền đạt cho các thế hệ thầy thuốc ngành y về y đức, y đạo, y thuật. Lễ hội không chỉ thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn là dịp để du khách từ khắp nơi tìm về dâng hương, tưởng niệm và du Xuân vãn cảnh đầu năm.
Bên cạnh việc tổ chức lễ cúng tế trang trọng, nhân dân còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian phong phú và các môn thể dục thể thao hấp dẫn trong những ngày từ mồng 10 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Những hoạt động này không chỉ mang lại không khí vui tươi, phấn khởi cho cộng đồng mà còn góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội để mọi người cùng nhau tham gia, giao lưu và thể hiện tinh thần đoàn kết.
Lễ hội được tổ chức tại quần thể di tích lịch sử Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác được trải dài trên một cung đường gần 8km. Điểm khởi đầu là khu mộ tại xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, điểm giữa là chùa Tượng Sơn tọa lạc bên sông Ngàn Phố, ở xã Sơn Giang. Điểm cuối là nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, xã Quang Diệm, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông diễn ra khi nào; Kéo dài bao lâu; Tổ chức tại đâu (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Di sản văn hóa 2024 về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể gồm:
1. Biểu đạt và truyền thống truyền khẩu gồm các hình thức thể hiện thông tin bằng ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, ký tự và ngữ văn dân gian;
2. Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu truyền thống và các hình thức trình diễn dân gian khác;
3. Tập quán xã hội và tín ngưỡng gồm các thực hành thường xuyên, ổn định, thể hiện quan niệm, niềm tin của cộng đồng, thông qua các lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống mang bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể;
4. Lễ hội truyền thống gồm các thực hành nghi lễ và sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng, được thực hiện theo chu kỳ tại không gian văn hóa liên quan;
5. Tri thức dân gian gồm tri thức về tự nhiên và vũ trụ, sức khỏe và đời sống con người, lao động, sản xuất, phòng bệnh, chữa bệnh, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác;
6. Nghề thủ công truyền thống gồm các thực hành thủ công bằng tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết, nghệ thuật cùng với công cụ, đồ vật, đồ tạo tác, nguyên vật liệu tự nhiên, tạo ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Di sản văn hóa 2024 về các loại hình di tích cụ thể gồm:
1. Di tích lịch sử - văn hóa gồm các loại hình sau đây:
a) Di tích lịch sử gồm di tích lưu niệm sự kiện lịch sử, văn hóa, di tích lưu niệm danh nhân;
b) Di tích kiến trúc, nghệ thuật;
c) Di tích khảo cổ;
2. Danh lam thắng cảnh;
3. Di tích hỗn hợp.