Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì phạt bao nhiêu? Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
>> Người lao động có được thưởng khi nghỉ Tết Ất tỵ 2025 không?
>> Tết Nguyên đán, Tết Ất Tỵ 2025 mấy giờ bắt đầu bắn pháo hoa? Giao thừa vào ngày nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức phạt hành vi làm việc không có giấy phép lao động như sau:
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
…
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
…
Như vậy, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì bị phạt từ 15 – 25 triệu đồng và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì phạt bao nhiêu
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
(ii) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định.
(iii) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
(iv) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây:
(i) Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
(ii) Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
(iii) Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
(iv) Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
(v) Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
(vi) Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
(vii) Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
(viii) Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
(ix) Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Trên đây là thông tin giải đáp về “Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì phạt bao nhiêu? Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?”.