Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ thông tin điện tử hàng hải thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Những điều kiện đó được quy định trong văn bản nào? – Hải Đường (Phú Thọ).
>> Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước năm 2023 được sử dụng đến khi nào?
>> Đại lý bán lẻ xăng dầu có được ký hợp đồng với nhiều tổng đại lý?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Dịch vụ thông tin điện tử hàng hải là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ hàng hải cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật và doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành hàng hải.
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 70/2016/NĐ-CP quy định
“3. Dịch vụ thông tin điện tử hàng hải là dịch vụ thiết lập, quản lý vận hành và khai thác mạng viễn thông hàng hải; thực hiện cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải, các dịch vụ thông tin, điện tử khác để duy trì thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, công tác an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường hàng hải.”
Như vậy, có thể hiểu dịch vụ thông tin điện tử hàng hải là dịch vụ thiết lập, quản lý vận hành và khai thác mạng viễn thông hàng hải. thực hiện cung cấp các dịch vụ như:
- Dịch vụ thông tin duyên hải;
- Các dịch vụ thông tin, điện tử khác để duy trì thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, công tác an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường hàng hải.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thông tin điện tử hàng hải (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hiện nay, các dịch vụ cần đáp ứng điều kiện về cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải được quy định tại Điều 1 Nghị định 70/2016/NĐ-CP cụ thể:
(1) Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
(2) Thông báo hàng hải;
(3) Khảo sát phục vụ Thông báo hàng hải;
(4) Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải;
(5) Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải;
(6) Thông tin điện tử hàng hải;
(7) Hoa tiêu hàng hải;
(8) Thanh thải chướng ngại vật;
(9) Nhập khẩu pháo hiệu hàng hải.
Ngoài ra, đối với các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải khác không thuộc các dịch vụ nêu trên thì được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 15 và 16 Nghị định 70/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 147/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 69/2022/NĐ-CP để kinh doanh dịch vụ thông tin điện tử hàng hải, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Điều kiện về tổ chức và vốn của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải đáp ứng các điều kiện về tổ chức và vốn như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; và
- Doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.
(2) Điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải đáp ứng điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất như sau:
- Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các lĩnh vực thông tin hàng hải hoặc điện tử viễn thông và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thông tin điện tử hàng hải tối thiểu 05 năm.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tra cứu điều kiện kinh doanh của các ngành nghề khác tại tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
>> Xem thêm công việc:
>> Đăng ký thành lập doanh nghiệp
>> Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
>> Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp
>> Những điều cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh (tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề...)