Cho tôi hỏi đại lý bán lẻ xăng dầu có được phép ký hợp đồng với nhiều tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hay không ? – Bảo Nghi (Đắk Lắk).
>> Cần thực hiện thủ tục gì để được chứng nhận doanh nghiệp sinh thái?
>> Điều kiện lưu ký giấy tờ có giá tại ngân hàng nhà nước năm 2023?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì đại lý bán lẻ xăng dầu là thương nhân làm đại lý để thực hiện việc bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu để hưởng thù lao.
Tại Điều 19 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) quy định để được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu;
- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu;
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
>> Xem thêm bài viết
>> Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
Quyền và nghĩa vụ của đại lý bán lẻ xăng dầu (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì đại lý bán lẻ xăng dầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý.
- Chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một thương nhân đầu mối. Nếu tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, đại lý được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một thương nhân đầu mối khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.
- Thương nhân đã ký hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối khác.
Đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một tổng đại lý trừ trường hợp tổng đại lý đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học thì đại lý bán lẻ xăng dầu được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho một tổng đại lý khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.
Cũng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) thì đại lý bán lẻ xăng dầu còn có các nghĩa vụ sau đây:
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.
- Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là đại lý theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, nếu sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, phải thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ.
- Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.
- Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.
Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên giao đại lý là tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối để đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
XEM CHI TIẾT CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH: |
||