Kiểu dáng công nghiệp là gì? Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng điều kiện nào? Đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?
>> Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng những điều kiện nào?
>> Cre là gì? Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan như thế nào?
Căn cứ khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
Căn cứ Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Có tính mới.
(ii) Có tính sáng tạo.
(iii) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng 03 điều kiện nêu trên.
![]() |
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Kiểu dáng công nghiệp là gì? Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng điều kiện nào?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
(i) Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.
(ii) Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
(iii) Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Căn cứ Điều 103 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 33 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu sau:
(i) Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ.
(ii) Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.
(iii) Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ phải liệt kê thứ tự các ảnh chụp, bản vẽ trong bộ ảnh chụp, bản vẽ và các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.
|
Trên đây là thông tin giải đáp về “Kiểu dáng công nghiệp là gì? Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng điều kiện nào? Đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?”.