Những loại trái cây nào nên cúng vào Rằm tháng Giêng? Cơ sở tôn giáo được thành lập cần đáp ứng những điều kiện gì? Tên của tổ chức cần tuân thủ những quy định gì?
>> Giao dịch POS là gì? Đơn vị chấp nhận thẻ có được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ không?
>> Hàng hóa ký gửi là gì? Trường hợp nào được miễn bồi thường thiệt hại hàng hóa ký gửi?
Rằm tháng Giêng, hay còn được biết đến với tên gọi Tết Nguyên Tiêu, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm theo truyền thống văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam. Ngày này rơi vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, đánh dấu một cột mốc đặc biệt trong chu kỳ năm mới.
Vào dịp này, mọi người thường tổ chức mâm cúng với các món ăn như xôi, bánh trôi, hoa và trái cây dâng lên ông bà tổ tiên và Thần, Phật cầu mong một mọi điều bình an và tốt đẹp đến với gia đình.
Việc chuẩn bị các loại trái cây trong mâm cúng dâng lên Thần Phật và ông bà tổ tiên cũng được nhiều người quan tâm nhằm chuẩn bị cho mâm cúng chu toàn nhất. Dưới đây là gợi ý một số loại trái cây nên cúng vào dịp Rằm tháng Giêng như:
- Quả dứa: là một lựa chọn phổ biến trong các mâm cúng lễ. Từ “dứa” trong tiếng Hán phát âm nghe như "may mắn đến theo cách của bạn", do đó, loại quả này được coi là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng.
- Quả xoài: tượng trưng cho cuộc sống sung túc và đầy đủ, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình.
- Táo đỏ: là một trong những loại quả mang ý nghĩa bình an, may mắn trong văn hoá phương Đông. Ngoài ra, tên quả táo trong tiếng Hán đồng âm với từ “bình an" nên việc lựa chọn loại quả này dâng lên mâm cúng dịp Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa cầu mong gia đạo hanh thông, suôn sẻ.
- Nho: là một loại trái cây tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của tiền tài, danh vọng và mang đến thành công trong công việc.
- Thanh long: loại quả mau màu sắc rực rỡ cùng tên gọi mang nhiều ý nghĩa thanh cao “rồng” phù hợp để dâng lên mâm cúng dịp rằm quan trọng đầu năm mới.
- Đu đủ: là biểu tượng của sự đủ đầy, viên mãn cầu mong mọi điều thịnh vượng đến với gia chủ.
Việc lựa chọn các loại trái cây dâng lên mâm cúng dịp Rằm tháng Giêng còn phù thuộc vào vùng miền, văn hóa và điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không nên lựa chọn những loại trái cây giả để dâng cúng đồng thời nên rửa sạch hoặc lau những loại quả trước khi dâng lên mâm cúng trong dịp Rằm quan trọng này.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Những loại trái cây nào nên cúng vào Rằm tháng Giêng (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 37 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các diều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo cụ thể như sau:
1. Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo;
2. Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo;
3. Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo;
4. Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Tại Điều 25 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về tên của tổ chức tôn giáo như sau:
1. Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt.
2. Tên của tổ chức tôn giáo không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
3. Tên của tổ chức tôn giáo được sử dụng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân khác.
4. Tên của tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận và bảo vệ.
5. Tổ chức tôn giáo thay đổi tên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này chấp thuận.
6. Tổ chức tôn giáo trực thuộc thay đổi tên thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này chấp thuận.
Xem thêm>> Văn khấn rằm tháng Giêng trong nhà? Cúng rằm tháng giêng năm 2025