Khi nào giám đốc điều hành nước ngoài vào Việt Nam làm việc không cần xin giấy phép lao động? Cơ quan nào xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động?
>> Giấy phép lao động hết hiệu lực trong những trường hợp nào?
>> Nhân viên ngoại tình công ty có quyền sa thải không?
Căn cứ khoản 8 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, quy định trường hợp giám đốc điều hành nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:
Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
…
8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
…
Như vậy, giám đốc điều hành nước ngoài vào Việt Nam làm việc mà dưới 30 ngày và không quá 3 lần/năm thì không cần xin giấy phép lao động.
Mẫu văn bản đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động |
Khi nào giám đốc điều hành nước ngoài vào Việt Nam làm việc không cần xin giấy phép lao động
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
(i) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
(ii) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
(iii) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
(iv) Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
(v) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
(vi) Các giấy tờ quy định tại khoản (ii), (iii) và (v) Mục này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
|
Xem thêm>> Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có phải xin giấy phép lao động không?