Cho em hỏi ngày 28.10 em có gửi Hóa đơn Giá trị Gia tăng cho công ty A, nhưng đến 10.11 mới nhận được phản hồi hóa đơn xuất sai đối tượng. Em làm biên bản hủy hóa đơn và xuất lại hóa đơn của Tháng 11 cho công ty A (vì hóa đơn Tháng 10 đã hết). Pháp lý khỏi nghiệp cho em hỏi xử lý như vậy có đúng không ạ?
>> Cách trích lập quỹ dự phòng và các loại quỹ khác
>> Các trường hợp lao động nước ngoài phải đóng BHXH, thuế TNCN
Chào chị Huyền,
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đã nhận được đề nghị hỗ trợ của chị về vấn đề hóa đơn. Ban hỗ trợ có ý kiến trao đổi như sau:
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp có thể hủy hóa đơn khi gặp phải những trường hợp sau:
- Thay đổi địa điểm kinh doanh làm thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp và doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dung hết;
- Được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế);
- Phát hành loại hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã thông báo phát hành mà chưa sử dụng hết;
- Không tiếp tục sử dụng hóa đơn đã mua từ cơ quan thuế;
- Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa thì phải tiến hành thủ tục hủy hóa đơn.
Chị có thể tham khảo công việc: Hủy hóa đơn.
Theo thông tin mà chị trình bày, thì trường hợp của chị không phải là hủy hóa đơn mà là xử lý hóa đơn lập sai thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp Doanh nghiệp có hóa đơn lập sai và đã xuất cho công ty A nhưng đôi bên chưa kê khai thuế đối với hóa đơn đó :
+ Hai bên cùng nhau lập biên ban thu hồi hóa đơn đã lập sai; trong đó, phải ghi rõ lý do thu hồi hóa đơn. Đồng thời, thu hồi lại hóa đơn đã lập sai từ công ty A.
+ Sau đó, doanh nghiệp lập hóa đơn mới cho đúng và xuất cho công ty A như bình thường; ngày lập hóa đơn mới là ngày các bên lập biên bản thu hồi hóa đơn.
- Trường hợp Doanh nghiệp đã xuất hóa đơn lập sai cho khách hàng và đôi bên đã kê khai thuế đối với hóa đơn đó :
Chị có thể xem tại bảng dưới đây:
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ |
CÁCH XỬ LÝ |
Hóa đơn lập sai số lượng hàng hóa, sai đơn giá, sai thuế suất thuế giá tri gia tăng, sai số tiền thuế giá trị gia tăng, tổng thanh toán. |
- Đôi bên cùng nhau lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn đã lập sai; trong đó, ghi rõ các sai sót. - Doanh nghiệp (bên bán) lập hóa đơn mới để điều chỉnh (Hóa đơn điều chỉnh) và xuất cho khách hàng. Ngày lập hóa đơn mới là ngày các bên lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn. |
Hóa đơn lập sai ngày tháng, tên hàng hóa, đơn vị tính, mã số thuế...(sai sót không ảnh hưởng đến số tiền). |
- Hai bên tiến hành lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn; trong đó, ghi rõ các sai sót. - Bên bán lập hóa đơn mới để điều chỉnh cho phần sai sót (Hóa đơn điều chỉnh). Ngày lập hóa đơn mới là ngày các bên lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn.(Vì đây là những sai sót không ảnh hưởng đến tiền, nên hóa đơn điều chỉnh này bên bán và bên mua không phải kê khai thuế. Hóa đơn điều chỉnh và Biên bản điều chỉnh sẽ được kẹp cùng với hóa đơn viết sai để giải trình sau này). |
Hóa đơn lập sai về tên, địa chỉ nhưng ghi đúng mã số thuế của bên mua |
- Đôi bên chỉ cần lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn đã lập sai, chứ không cần phải xuất Hóa đơn điều chỉnh |
Chị có thể tham khảo tại công việc: Xử lý hóa đơn lập sai.
Đối với thông tin mà chị cung cấp, Ban hỗ trợ không thể xác định chính xác trường hợp của chị nên xử lý hóa đơn như thế nào. Vì vậy, chị có thể tham khảo từng trường hợp cụ thể được hướng dẫn ở trên để xử lý hóa đơn lập sai theo đúng quy định.
Một vài ý kiến trao đổi cùng chị,
Cảm ơn chị đã sử dụng dịch vụ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP và chúc chị nhiều sức khỏe.