Công ty TNHH hai thành viên trong đó có 40% vốn của nước ngoài, thì cách trích lập quỹ dự phòng và các loại quỹ khác được áp dụng tỷ lệ như thế nào? Trân trọng!
>> Thủ tục thuế khi thành lập mới chi nhánh
>> Công ty vay tiền của giám đốc và nghĩa vụ thuế được quy định như thế nào?
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đã nhận được yêu cầu hỗ trợ của chị về vấn đề trích lập dự phòng trong công ty TNHH có vốn nước ngoài, Ban Hỗ trợ có một số phản hồi như sau:
Việc trích lập dự phòng trước hết phải dựa theo nguyên tắc được quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC.
- Được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, nhằm bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
- Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm.
- Doanh nghiệp phải lập Hội đồng thẩm định mức trích lập dự phòng (trừ trường hợp trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp).
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng trích lập theo quy định như doanh nghiệp Việt Nam. Việc trích lập dự phòng được quy định tỷ lệ khác nhau đối với từng khoản, cụ thể như sau:
Trường hợp doanh nghiệp có hàng tồn kho giảm giá thì lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Chỉ được trích lập khi đáp ứng được điều kiện về hàng tồn kho có hóa đơn, chứng từ chứng minh giá vốn của hàng tồn kho và hàng này phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp mình tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Mức trích lập được tính dựa theo công thức:
Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa |
= |
Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính |
x |
Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán |
- |
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho |
Chi tiết hơn cho việc trích lập, chị có thể tham khảo tại đây.
Trường hợp doanh nghiệp mình có đầu tư vào một doanh nghiệp khác thì cần phải lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Cụ thể việc trích lập dự phòng này dựa trên tỉ lệ vốn góp của doanh nghiệp mình tại doanh nghiệp được đầu tư vào. Khi trích lập dự phòng này thì doanh nghiệp dự tính cho khoản tổn thất có thể xảy ra khi doanh nghiệp kia bị lỗ.
Ví dụ: doanh nghiệp mình đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp X, chiếm 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp X. Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của doanh nghiệp mình được tính như sau: (Vốn điều lệ doanh nghiệp X – vốn còn lại sau khi lỗ của doanh nghiệp X) x 0,3
Chị có thể xem thêm tại công việc Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.
Trường hợp doanh nghiệp có nợ phải thu, và đáp ứng được điều kiện về nợ phải thu khó đòi thì trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo tỉ lệ trích lập như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Nếu các khoản nợ phải thu này chua đến hạn thanh toán mà doanh nghiệp nợ bị giải thể, phá sản thì có thể dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Chị có thể xem thêm tại công việc Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Đối với Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa công trình xây lắp do doanh nghiệp mình thực hiện thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng, nhưng tổng mức trích lập dự phòng này tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp.
Đối với quỹ tiền lương cho người lao động, mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Với những khoản dự phòng trên, nếu doanh nghiệp mình trích lập đúng quy định và đầy đủ căn cứ thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp mình cũng cần lưu ý, việc trích lập dự phòng phải có căn cứ và đúng theo trình tự, nguyên tắc quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC, trường hợp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Một số trao đổi cùng chị!