Công ty tôi dự định cho những nhân viên có thành tích làm việc tốt suất học bổng học cao học. Học phí Đại học Mở Hà Nội 2024 là bao nhiêu đối với học cao học? – Minh Thư (Hà Nội).
>> Học phí Đại học Thương mại 2024 là bao nhiêu đối với học thạc sĩ?
>> HS Code là gì? Cách tra cứu mã HS Code 2024?
Nhằm mục đích đào tạo và phát triển chính sách khuyến tài của công ty. Nên năm 2024 công ty tôi có kế hoạch cho những nhân viên có thành tích làm việc xuất sắc học bổng để học cao học tại Đại học Mở Hà Nội. Học phí Đại học Mở Hà Nội 2024 là bao nhiêu đối với học cao học?
Căn cứ Thông báo 2621/TB-ĐHM về tuyển sinh trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2023 thì lệ phí đăng ký dự tuyển và học phí chương trình đào tạo thạc sĩ tại Đại học Mở Hà Nội năm học 2023-2024 là:
- Lệ phí đăng ký xét tuyển: 100.000 đồng/thí sinh/hồ sơ.
- Lệ phí thi môn ngoại ngữ: 150.000 đồng/thí sinh.
TT |
Ngành |
Năm học 2023 - 2024 |
Ghi chú |
1 |
Kỹ thuật viễn thông |
27.810.000 đồng |
Dự kiến hàng năm tăng 10% |
2 |
Công nghệ tin học |
||
3 |
Công nghệ thông tin |
||
4 |
Ngôn ngữ Anh |
28.500.000 đồng |
|
5 |
Quản trị kinh doanh |
26.688.000 đồng |
|
6 |
Kế toán |
||
7 |
Luật kinh tế |
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Học phí Đại học Mở Hà Nội 2024 đối với học cao học (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Căn cứ trên Thông báo 2621/TB-ĐHM về tuyển sinh trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2023 của Trường Đại học Mở Hà Nội thì phương thức tuyển sinh: kết học xét tuyển và thi tuyển, cụ thể
(i) Xét tuyển hồ sơ:
- Căn cứ kết quả học tập toàn khóa học (tính đến số lẻ 2 phần thập phân) bậc đại học của thí sinh để xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp, bao gồm cả điểm ưu tiên kết hợp với kết quả thi môn ngoại ngữ. Trong trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau thì áp dụng tiêu chí phụ như sau:
+ Người có điểm trung bình khóa học (không tín điểm ưu tiên) cao hơn;
+ Người có điểm thi môn ngoại ngữ cao hơn (thí sinh được miễn thi ngoại ngữ thì điểm ngoại ngữ được quy đổi tương đương 10.0 điểm);
+ Người đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành dự tuyển hơn.
- Môn ngoại ngữ là môn điều kiện, thí sinh cần đạt từ 50 (thang điểm 100) trở lên và không có kỹ năng nào bị điểm liệt.
(ii) Thi tuyển: Nhà trường tổ chức thi môn ngoại ngữ (môn điều kiện) đối với các thí sinh chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực ngoại ngữ. Cụ thể như sau:
- Nội dung thi và dạng thức đề thi: Đề thi đánh giá trình độ tiếng Anh tổng quát của Thí sinh thuộc các ngành không chuyên tiếng Anh (hoặc tiếng Nga, Pháp, Trung Quốc thuộc ngành Ngôn ngữ Anh) được thiết kế để kiểm tra theo 4 kỹ năng: Đọc, Viết, Nghe, Nói.
- Thời gian thi:
+ Kỹ năng Đọc: 45 phút;
+ Kỹ năng Viết: 45 phút;
+ Kỹ năng Nói: 15 phút/1 thí sinh.
- Cách tính điểm:
+ Tổng điểm bài thi tiếng Anh của các ngành không chuyên tiếng Anh (hoặc tiếng Nga, Pháp, Trung Quốc của ngành Ngôn ngữ Anh) là 100 điểm (Đọc: 30 điểm, Viết: 30 điểm, Nghe: 20 điểm, Nói: 20 điểm);
+ Thí sinh đạt là thí sinh có tổng điểm 4 kỹ năng ≥ 50 điểm và có điểm của từng kỹ năng ≥ 30% yêu cầu của kỹ năng đó (Điểm liệt kỹ năng Đọc: dưới 9,0 điểm; Điểm liệt kỹ năng Viết: dưới 9,0 điểm; Điểm liệt kỹ năng Nghe: dưới 6,0 điểm; Điểm liệt kỹ năng nói: dưới 6,0 điểm).
- Phương thức thi: Thi viết trực tiếp trên giấy hoặc Nhà trường có thể sử dụng phương thức thi trực tuyến theo quy trình thi trực tuyến.
Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.
Ngoài ra, khoản 1 và khoản 2.30 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC cũng có quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
- Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Doanh nghiệp được trừ khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí cấp học bổng cho nhân viên được xem là chi phí đào tạo nhân viên làm việc tại doanh nghiệp được đưa vào khoản chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định.