Công ty tôi dự định cho những nhân viên có thành tích làm việc tốt được học bổng học thạc sĩ. Học phí Đại học Thương mại 2024 là bao nhiêu đối với học thạc sĩ? – Sỹ Hùng (Hà Nội).
>> HS Code là gì? Cách tra cứu mã HS Code 2024?
>> Vận đơn là gì? Các loại vận đơn 2024 được quy định thế nào?
Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức và để phục vụ cho mục đích đào tạo của công ty. Công ty tôi dự định cho những nhân viên có thành tích làm việc tốt được học bổng học thạc sĩ. Học phí Đại học Thương mại 2024 là bao nhiêu đối với học thạc sĩ?
Căn cứ Kế hoạch tuyển sinh sau đại học năm 2024, Trường Đại học Thương mại thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2024 thì lệ phí xét tuyển và học phí chương trình đào tạo thạc sĩ tại Đại học Thương mại 2024 như sau:
|
VNĐ |
Ghi chú |
Lệ phí xét tuyển |
750.000 |
|
Học phí (60 tín chỉ) |
47.250.000 |
- 787.500 vnđ/tín chỉ - Học phí có thể thay đổi theo từng năm |
Học phí bổ sung kiến thức |
1.200.000/học phần |
- Dành cho đối tượng học trái ngành, cần học bổ sung kiến thức |
Ngoài ra, ứng viên dự tuyển còn được Trường Đại học Thương mại hỗ trợ:
- Hỗ trợ lệ phí thi cấp Chứng chỉ tiếng Anh bậc 3,4 VSTEP cho các thí sinh đăng kí dự thi tại Trường Đại học Thương mại (lệ phí được hỗ - trợ sau khi thí sinh trúng tuyển và nhập học).
- Hỗ trợ 10% học phí toàn khoá học đối với sinh viên mới tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại (01 năm kể từ ngày có Quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ).
- Hỗ trợ ôn thi tiếng Anh nội bộ miễn phí cho thí sinh dự tuyển.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Học phí Đại học Thương mại 2024 đối với học thạc sĩ (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
STT |
Tên ngành |
Mã ngành |
Định hướng CTĐT |
Chỉ tiêu dự kiến |
1 |
Quản trị kinh doanh |
8340101 |
- Nghiên cứu - Ứng dụng |
150 |
2 |
Kế toán |
8340301 |
- Nghiên cứu - Ứng dụng |
50 |
3 |
Quản lý kinh tế |
8310110 |
- Nghiên cứu - Ứng dụng |
200 |
4 |
Tài chính - Ngân hàng |
8340201 |
- Nghiên cứu - Ứng dụng |
80 |
5 |
Quản trị nhân lực |
8340404 |
- Nghiên cứu - Ứng dụng |
50 |
6 |
Kinh doanh thương mại: |
8340121 |
|
50 |
- Kinh doanh thương mại |
- Nghiên cứu |
|||
- Marketing thương mại |
- Ứng dụng |
Ghi chú: Căn cứ vào số lượng người dự tuyển đăng ký và kết quả tuyển sinh thực tế, chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể cho từng ngành sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ theo hình thức chính quy là 1,5 năm (18 tháng), theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học là 2,0 năm (24 tháng), bao gồm cả thời gian học các học phần và thời gian viết, bảo vệ luận văn/đề án tốt nghiệp thạc sĩ. Trong đó:
- Định hướng nghiên cứu – Chính quy học vào các buổi sáng, chiều từ thứ 2 đến thứ 6 (trực tiếp, trực tuyến kết hợp).
- Định hướng ứng dụng – Chính quy: (1) Học vào 2 buổi tối trong tuần (trực tuyến) và sáng, chiều thứ bảy (trực tiếp); (2) Học vào các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 (trực tiếp, trực tuyến kết hợp).
- Định hướng ứng dụng – Vừa làm vừa học: Học vào các buổi sáng, chiều các ngày thứ bảy và chủ nhật (trực tiếp, trực tuyến kết hợp).
Ghi chú: Học viên có thể đăng ký lựa chọn học theo hình thức học phù hợp. Đối với cùng một chương trình đào tạo, quy mô lớp học phần phải đảm bảo tối thiểu từ 15 học viên trở lên.
- Xét tuyển thẳng: Người dự tuyển tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại, hình thức đào tạo chính quy, loại giỏi trở lên, có văn bằng phù hợp với từng ngành theo quy định tại Phụ lục 02 của Thông báo, đáp ứng điều kiện về ngoại ngữ theo quy định tại Phụ lục 03 của Thông báo, được xét tuyển thẳng các ngành/CTĐT tương ứng mà không cần phỏng vấn.
- Xét tuyển theo hình thức phỏng vấn: được thực hiện thông qua đánh giá hồ sơ dự tuyển và phỏng vấn kiến thức chuyên môn của người dự tuyển. Nội dung, tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ và phỏng vấn được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 01 của Thông báo.
Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.
Ngoài ra, khoản 1 và khoản 2.30 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC cũng có quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
- Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Doanh nghiệp được trừ khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí cấp học bổng cho nhân viên được xem là chi phí đào tạo nhân viên làm việc tại doanh nghiệp được đưa vào khoản chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định.