Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và công ty đã lập hóa đơn điện tử thay thế sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì xử lý như thế nào?
>> Những trường hợp nào biên lai sẽ bị tiêu hủy? Biên lai được xác định đã tiêu hủy khi nào?
>> Tặng quà Tết cho nhân viên có được khấu trừ thuế GTGT và phải xuất hóa đơn không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy đinh như sau:
Điều 7. Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp
1. Đối với hóa đơn điện tử:
...
c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;
...
Theo đó, trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
Đồng thời tại Công văn 10958 /CTQNA-TTHT ngày 25/12/2024 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Quảng Nam có hướng dẫn như sau:
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và Công ty đã xử lý theo hình thức lập hóa đơn điện tử thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì Công ty lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử thay thế có sai sót.
Công ty thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và khoản 4, khoản 7 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP nêu trên.
Trường hợp sau khi khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai số thuế tăng hoặc giảm này tương ứng vào các chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng” hoặc “Điều chỉnh giảm” trên hồ sơ khai thuế GTGT lần đầu của kỳ tính thuế hiện tại.
Như vậy, trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và công ty đã lập hóa đơn điện tử thay thế sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì công ty lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử thay thế có sai sót.
Sau đó, công ty thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 và khoản 4, khoản 7 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Trường hợp sau khi khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải
- Kê khai thuế tăng vào chỉ tiêu "Điều chỉnh tăng" trong hồ sơ khai thuế GTGT lần đầu của kỳ tính thuế hiện tại.
- Kê khai thuế giảm vào chỉ tiêu "Điều chỉnh giảm" trong hồ sơ khai thuế GTGT lần đầu của kỳ tính thuế hiện tại.
Mẫu hóa đơn bán lẻ mới nhất hiện nay |
Cách xử lý khi hóa đơn điện tử thay thế đã lập tiếp tục có sai sót
(Ảnh minh họa – Nguồn internet)
Mẫu tờ khai bổ sung hồ sơ khai thuế năm 2025 là Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Mẫu bản giải trình khai bổ sung hồ sơ khai thuế năm 2025 là Mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.
>> Xem hướng dẫn điền Mẫu số 01/KHBS và là Mẫu số 01-1/KHBS TẠI ĐÂY.
Việc xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sẽ có 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế nhưng chưa gửi cho người mua có sai sót
Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử không có mã hoặc có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc doanh nghiệp, hộ kinh doanh (người bán) phát hiện có sai sót.
Xem chi tiết từng bước xử lý hóa đơn điện tử có sai sót tại công việc pháp lý: Xử lý hóa đơn đã lập có sai sót.