Những trường hợp nào biên lai sẽ bị tiêu hủy? Biên lai được xác định đã tiêu hủy khi nào? Các nội dung liên quan đến cứng từ điện tử được Luật Kế toán 2015 quy định như thế nào?
>> Tặng quà Tết cho nhân viên có được khấu trừ thuế GTGT và phải xuất hóa đơn không?
>> Tài chính là gì? Tài chính được chia thành bao nhiêu lĩnh vực chính?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về những trường hợp biên lai sẽ bị tiêu hủy biên lai như sau:
1. Các trường hợp tiêu hủy biên lai
- Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.
- Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.
- Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
…
File Word Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 13/01/2025] |
Những trường hợp nào biên lai sẽ bị tiêu hủy; Biên lai được xác định đã tiêu hủy khi nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc xác nhận biên lai đã tiêu hủy như sau:
- Tiêu hủy biên lai tự in, biên lai đặt in là việc sử dụng các biện pháp như đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc các hình thức khác, đảm bảo biên lai sau khi tiêu hủy không thể khôi phục hoặc sử dụng lại thông tin, số liệu.
- Tiêu hủy biên lai điện tử là quá trình xóa bỏ hoàn toàn biên lai điện tử khỏi hệ thống thông tin, làm cho biên lai không còn tồn tại và không thể truy cập hay tham chiếu được.
Lưu ý: Biên lai điện tử được phép tiêu hủy khi đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán 2015, trừ khi có quyết định khác từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quá trình tiêu hủy biên lai điện tử phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các biên lai chưa bị hủy và không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống thông tin.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Kế toán 2015 về chứng từ kế toán bao gồm các nội dung sau:
|
4. Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ được định nghĩa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định giải thích tiêu hủy hóa đơn, chứng từ như sau:
a) Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
b) Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, tiêu hủy chứng từ đặt in, tự in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn, chứng từ đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.