Có thể hiểu tài chính là gì? Tài chính được chia thành bao nhiêu lĩnh vực chính? Quản lý rủi ro trong quản lý thuế được pháp luật hiện hành quy định cụ thể như thế nào?
>> Có cần thông báo với cơ quan thuế khi ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử không?
>> Ủy nhiệm lập biên lai có cần thông báo với cơ quan thuế không?
Tài chính là một lĩnh vực liên quan đến việc quản lý tiền bạc và các nguồn lực tài chính. Nó bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch, huy động, sử dụng và kiểm soát các quỹ tài chính để đạt được mục tiêu cá nhân, tổ chức hoặc xã hội.
Tài chính có thể được chia thành ba lĩnh vực chính:
(i) Tài chính cá nhân: Quản lý tiền bạc và tài sản của cá nhân hoặc gia đình, bao gồm các hoạt động như lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư, quản lý nợ, và lập kế hoạch nghỉ hưu.
(ii) Tài chính doanh nghiệp: Quản lý tài chính của các công ty và tổ chức, tập trung vào việc tối ưu hóa nguồn vốn, quản lý rủi ro, đưa ra quyết định đầu tư và đảm bảo lợi nhuận bền vững.
(iii) Tài chính công: Quản lý các nguồn lực tài chính của chính phủ, bao gồm việc thu thuế, phân bổ ngân sách, quản lý nợ công và điều hành các chính sách tài khóa.
Nội dung “Tài chính là gì? Tài chính được chia thành bao nhiêu lĩnh vực chính?” chỉ mang tính chất tham khảo.
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Tài chính là gì; Tài chính được chia thành bao nhiêu lĩnh vực chính (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019, quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định cụ thể như sau:
1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
3. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
4. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:
a) Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế;
b) Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật này;
c) Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
5. Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.