Hạn nộp báo cáo tình hình hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng? Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
>> Trường hợp nào được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh chữa bệnh?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH, quy định về chế độ báo cáo định kỳ.
Chế độ báo cáo định kỳ
Chế độ báo cáo định kỳ của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được quy định như sau:
1. Định kỳ hằng năm, trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nêu trên lập báo cáo về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Mẫu đề cương báo cáo tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức: trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo trong báo cáo định kỳ hằng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Như vậy, hạn nộp báo cáo tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2024 là ngày 19/12/2024.
Lưu ý:
- Báo cáo được thể hiện bằng văn bản và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng phương thức trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo trong báo cáo định kỳ hằng năm được tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo.
Mẫu đề cương báo cáo định kỳ |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Hạn nộp báo cáo tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2024 là ngày 19/12/2024 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên.
Có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định Luật Đầu tư 2020.
(ii) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020.
(iii) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm.
- Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
(iv) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020.
(v) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
(vi) Có trang thông tin điện tử.
Căn cứ Điều 14 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020, quy định về việc cấp lại giấy phép.
Cấp lại Giấy phép
1. Khi Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng, doanh nghiệp dịch vụ có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại Giấy phép.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp dịch vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại Giấy phép.
3. Doanh nghiệp dịch vụ được miễn phí khi cấp lại Giấy phép.
Như vậy, khi Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng thì doanh nghiệp dịch vụ có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cấp lại.