Có được hành nghề khám bệnh chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không? Người hành nghề có được từ chối khám bệnh chữa bệnh không?
>> Trường hợp nào được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh chữa bệnh?
>> Người lao động có được thưởng khi nghỉ Tết Dương lịch 2025 không?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, không được hành nghề khám bệnh chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh chữa bệnh trừ trường hợp sau đây:
(i) Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện.
(ii) Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
(iii) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt.
(iv) Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn.
(v) Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Quy định về hành nghề khám bệnh chữa bệnh (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
(i) Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
(ii) Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
(iii) Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi.
(iv) Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.
(v) Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Căn cứ Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, quy định nguyên tắc đăng ký hành nghề như sau:
(i) Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(ii) Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
- Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề.
- Phụ trách một bộ phận chuyên môn.
- Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(iii) Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp quy định tại Mục 1.
Điều 39. Quyền hành nghề - Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 1. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép. 2. Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép. 3. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật này. 4. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh. |