Google Ads là gì? Hiện nay có được quảng cáo rượu không? Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào bị cấm quảng cáo? Có được sử dụng từ “nhất” trong quảng cáo không?
>> Chat GPT sập ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp? Kế hoạch chiến lược phát triển AI đến 2030
>> Hiện nay có được quảng cáo sản phẩm sữa không?
Google Ads (trước đây là Google AdWords) là một nền tảng quảng cáo trực tuyến của Google, cho phép các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên Google và các trang web đối tác. Đây là một công cụ mạnh mẽ để tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch quảng cáo có tính linh hoạt cao, phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh.
Google Ads hiện tại có 5 dạng quảng cáo chính:
- Quảng cáo tìm kiếm Google Search.
- Google Display Network (GDN).
- Video Youtube Ads.
- Gmail Ads.
- Google Shopping Ads.
Lưu ý: Nội dung “Google Ads là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân (theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012).
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012, cấm quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
Như vậy, được phép quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Google Ads là gì; Được phép quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 72 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), quy định các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo bao gồm:
(i) Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
(ii) Thuốc lá.
(iii) Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
(iv) Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
(v) Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
(vi) Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
(vii) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các loại sản phẩm, hàng hoá có tính chất kích động bạo lực
(viii) Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Căn cứ khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, quy định các hành vi cấm trong quảng cáo.
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
…
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, không được sử dụng từ “nhất” trong quảng cáo mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh.
Ngoài từ “nhất’’, còn cấm quảng cáo sử dụng các từ ngữ “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh.
Điều 17. Phương tiện quảng cáo - Luật Quảng cáo 2012 1. Báo chí. 2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác. 3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác. 4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo. 5. Phương tiện giao thông. 6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao. 7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo. 8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật. |