Chat GPT là gì? Chat GPT có thể hỗ trợ được gì cho doanh nghiệp? Việc Chat GPT sập có thể ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây:
>> Hiện nay có được quảng cáo sản phẩm sữa không?
>> Ví Binance Chain là gì? Phương tiện nào lưu trữ tiền điện tử?
ChatGPT là một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi OpenAI, có khả năng tạo ra các cuộc trò chuyện tự nhiên với con người.
Nó sử dụng học máy (machine learning) để hiểu và tạo ra văn bản dựa trên các câu hỏi hoặc yêu cầu của người dùng.
ChatGPT có thể trả lời câu hỏi, hỗ trợ học tập, tạo nội dung sáng tạo, và cung cấp lời khuyên trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả viết lách, nghiên cứu và giải trí. Mô hình này được huấn luyện từ một lượng lớn dữ liệu văn bản, giúp nó hiểu và phản hồi với ngữ cảnh trong cuộc trò chuyện.
ChatGPT có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chăm sóc khách hàng đến cải thiện hiệu quả hoạt động. Ví dụ như:
(i) Trong chăm sóc khách hàng, Chat GPT có thể:
- Trả lời câu hỏi tự động giúp xử lý các câu hỏi thường gặp, mang tính thủ tuch , lặp đi lặp lại giúp giảm tải cho đội ngũ hỗ trợ.
- Hỗ trợ 24/7: Đảm bảo khách hàng luôn được hỗ trợ ngay cả ngoài giờ làm việc.
(ii) Trong Marketing và bán hàng, Chat GPT có thể:
- Tạo nội dung: Viết bài quảng cáo, email marketing, bài đăng mạng xã hội, và nội dung blog.
- Hỗ trợ xây dựng các chiến lược tiếp cận phù hợp với từng nhóm khách hàng.
- Phân tích ý tưởng: Đưa ra gợi ý hoặc phản hồi về các chiến lược marketing mới.
(iii) Hỗ trợ nội bộ doanh nghiệp như:
- Tự động hóa việc viết hướng dẫn, báo cáo hoặc bản ghi nhớ.
- Quản lý lịch trình: Giúp sắp xếp công việc và nhắc nhở nhiệm vụ.
(iv) Phân tích và ra quyết định như:
- Hỗ trợ tìm kiếm thông tin và phân tích dữ liệu để nghiên cứu thị trường.
- Cung cấp thông tin tổng hợp để đánh giá, phân tích đối thủ.
- Hỗ trợ ý tưởng hoặc kế hoạch dựa trên các mục tiêu kinh doanh.
(v) Tối ưu hóa quy trình làm việc, hỗ trợ xử lý các nhiệm vụ lặp đi lặp lại như nhập dữ liệu hoặc tạo báo cáo.
Khi ChatGPT sập, nhiều người đang quen với công cụ này có thể sẽ gặp khó khăn. Trong doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng, có thể kể đến như:
(i) Các doanh nghiệp lựa chọn Chat GPT để chăm sóc khách hàng không thể trả lời các câu hỏi của khách hàng kịp thời có thể dẫn đến sự không hài lòng, giảm uy tín và có nguy cơ mất khách hàng.
(ii) Công việc tự động hóa như soạn thảo văn bản, xử lý dữ liệu hoặc hỗ trợ thông tin phải thực hiện bằng tay, gây lãng phí thời gian và giảm hiệu quả.
(iii) Doanh nghiệp dùng ChatGPT cho tiếp thị có thể bị chậm trễ, giảm khả năng tiếp cận khách hàng và mất cơ hội kinh doanh.
(iv) Nhân viên không thể truy cập ChatGPT để tìm thông tin hoặc hỗ trợ, làm chậm quá trình học tập và giải quyết vấn đề.
(v) Các đội ngũ cần vào ChatGPT để nghiên cứu và phân tích dữ liệu có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về: “Chat GPT là gì? Chat GPT có thể hỗ trợ được gì cho doanh nghiệp? Việc Chat GPT sập có thể ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp?” Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Chat GPT sập ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp, Kế hoạch chiến lược phát triển AI đến 2030
(Ảnh minh họa – Nguồn Intetnet)
Ngày 03/5/2024, Bộ Thông tin và truyền thông ban hành Quyết định 699/QĐ-BTTTT phê duyệt Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai Chiến lược phát triển ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng).
Theo đó, có 04 chỉ tiêu thực hiện được nêu ra là:
(i) Dịch vụ công trực tuyến toàn trình có ứng dụng AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
(Đến năm 2024 đạt 30% và đạt 100% đến năm 2030).
(ii) Đô thị có ứng dụng AI giải quyết ít nhất 01 vấn đề bức thiết của xã hội tại đô thị.
(Đến năm 2024 đạt 20% và đạt 100% đến năm 2030).
(iii) Cán bộ, chuyên gia trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương và các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về AI ứng dụng
(Đến năm 2024 đạt tối thiểu 100 người và đạt tối thiểu 1000 người đến năm 2030).
(iv) Cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh, đã mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở theo đúng quy định trên cổng dữ liệu quốc gia, để phục vụ phát triển AI ứng dụng cho kinh tế số, xã hội số.
(Đến năm 2024 đạt 20% và đạt 100% đến năm 2030).
Quý khách hành xem chi tiết Kế hoạch này tại Quyết định 699/QĐ-BTTTT ngày 03/5/2024.