Gỗ xuất khẩu năm 2025 bắt buộc phải có giấy phép gì? Hồ sơ xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu bao gồm những gì? Kiểm tra lô hàng gỗ xuất khẩu được quy định ra sao?
>> File mềm là gì? Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng như thế nào?
>> Đại lý dịch vụ viễn thông có được bán lại dịch vụ viễn thông không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 102/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 120/2024/NĐ-CP), quản lý gỗ xuất khẩu được quy định như sau:
(i) Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
(ii) Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loài gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ.
(iii) Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
(iv) Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
Như vậy, gỗ xuất khẩu hiện nay phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định.
Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Gỗ xuất khẩu năm 2025 bắt buộc phải có giấy phép gì
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Nghị định 102/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 120/2024/NĐ-CP), việc xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu được quy định như sau:
(i) Đối tượng xác nhận: Lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I.
(ii) Cơ quan xác nhận: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
(iii) Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu, bao gồm:
- Bản chính đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 120/2024/NĐ-CP.
- Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 05 hoặc Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 120/2024/NĐ-CP.
- Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
(iv) Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc hòm thư điện tử).
(v) Trình tự thực hiện:
- Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản (iii) Mục này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định tại Mục 2.2 và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Căn cứ khoản 6 Điều 9 Nghị định 102/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 120/2024/NĐ-CP), việc kiểm tra lô hàng gỗ xuất khẩu được quy định như sau:
(i) Thời điểm kiểm tra: Trước khi xếp lô hàng gỗ vào phương tiện vận chuyển để xuất khẩu.
(ii) Địa điểm kiểm tra: Tại kho, bãi nơi cất giữ lô hàng gỗ theo đề nghị của chủ gỗ.
(iii) Nội dung kiểm tra: Đối chiếu hồ sơ do chủ gỗ lập với khối lượng, số lượng, quy cách, loài gỗ, nguồn gốc gỗ được kiểm tra; xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ; lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP và xác nhận bảng kê gỗ.
(iv) Mức độ kiểm tra thực tế: Kiểm tra thực tế 20% lô hàng gỗ; trường hợp có thông tin vi phạm thì công chức Kiểm lâm báo cáo, đề xuất thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm sở tại quyết định tăng tỷ lệ kiểm tra và gia hạn thời gian kiểm tra, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày. Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.