Theo Dự thảo ghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính, giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành phải không?
>> Đối tượng nào được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ và điều kiện là gì?
>> Ngày 5 tháng 4 năm 2025 là ngày mấy âm lịch? Ngày 5 tháng 4 năm 2025 là thứ mấy?
Theo Điều 15 Dự thảo ghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính có quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sáp nhập tỉnh thành như sau:
1. Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau:
a) Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
b) Cản bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách đặc thù theo khu vực hoặc theo vùng như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
2. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và thôn, tổ dân phố có thay đổi tên gọi sau khi thực hiện sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và thôn, tổ dân phố để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh sẽ tiếp tục áp dụng theo quy định như trước khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cho đến khi có quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền.
>> Xem thêm:
Danh sách các tỉnh sáp nhập đơn vị hành chính theo Dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
Toàn văn dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và tờ trình
03 nội dung sẽ sửa đổi, bổ sung theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi
![]() |
Toàn văn dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính đầy đủ |
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất được quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/7/2025 đến nay.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng hiện nay là 4,96 triệu đồng (vùng I); 4,41 triệu đồng (vùng II); 3,86 triệu đồng (vùng III) và 3,45 triệu đồng (vùng IV).
Cụ thể như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo đơn vị hành chính cấp huyện tại tiện ích: Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo cấp huyện năm 2025 trên cả nước
Nghị định đầu tiên về lương tối thiểu vùng là Nghị định 167/2007/NĐ-CP bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2008. Tính đến năm 2025, đã có tổng cộng 15 lần thay đổi mức lương tối thiểu vùng.
Xem chi tiết tại bài viết: Tổng hợp lương tối thiểu vùng qua các năm, quy định mới nhất về tăng lương tối thiểu vùng 2025
Điều 91. Mức lương tối thiểu - Bộ luật Lao động 2019 1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. 3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. |