Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu kể từ 01/07/2025? Nguyên tắc cấp giấy phép khai thác khoáng sản là gì? Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì?
>> Những trường hợp phương tiện thủy nội địa vận tải hành khách du lịch bị thu hồi biển hiệu?
>> Doanh nghiệp đầu tư hình thành khu du lịch quốc gia là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 56 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024, thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
(i) Thời hạn khai thác bao gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác được xác định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản nhưng không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm; trừ Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 68 và khoản 3 Điều 87 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024.
(ii) Trường hợp thời hạn khai thác khoáng sản, bao gồm cả thời gian gia hạn, đã hết mà khu vực được phép khai thác còn trữ lượng, việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Như vậy, kể từ 01/07/2025, giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm trừ Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ.
Lưu ý: Giấy phép khai thác khoáng sản có thể được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm. Trường hợp giấy phép đã hết hạn (bao gồm thời gian gia hạn) nhưng còn trữ lượng thì thực hiện cấp lại giấy phép.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Giấp phép khai thác khoáng sản không quá 30 năm
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025) việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
(i) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp, trừ trường hợp quy định tại khoản (vi) Mục này.
(ii) Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ở khu vực phù hợp với quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II.
(iii) Giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp ở khu vực phù hợp với quy hoạch tỉnh.
(iv) Không khai thác khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024.
(v) Không khai thác khoáng sản tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, trừ trường hợp khai thác theo phương pháp, công nghệ không ảnh hưởng xấu đến đối tượng cần bảo vệ trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024.
(vi) Giấy phép khai thác khoáng sản có thể được cấp trùng một phần hoặc toàn bộ về ranh giới bề mặt ở khu vực đang có hoạt động khoáng sản cho cùng 01 tổ chức để khai thác khoáng sản ở các mức sâu khác nhau theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Căn cứ Điều 58 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025), việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản sau khi đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác.
(ii) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải có đủ điều kiện được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
(iii) Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 108 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng. Thời hạn khai thác khoáng sản là thời gian còn lại của giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp.
|