Giá bán lẻ điện là gì? Giá bán lẻ điện được quy định như thế nào từ ngày 01/02/2025? Quy định về thẩm quyền xây dựng, trình, phê duyệt, quyết định giá điện từ ngày?
>> Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán có những quyền gì?
>> Ngày 03/01/2025 là ngày gì? Tài liệu nào là tài liệu lưu trữ vĩnh viễn?
Căn cứ khoản 22 Điều 4 Luật Điện lực 2024 có hiệu lực từ ngày 01/02/2025, giá bán lẻ điện là giá bán điện của đơn vị điện lực bán cho khách hàng sử dụng điện.
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Điện lực 2024, giá bán lẻ điện được quy định như sau:
(i) Giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ chính sách giá điện, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
(ii) Giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh, bao gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt.
- Giá bán lẻ điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày được áp dụng đối với khách hàng sử dụng điện đủ điều kiện, bao gồm giá bán lẻ điện giờ cao điểm, thấp điểm và bình thường.
- Đối với nhóm khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt, áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang tăng dần đối với khách hàng chưa đủ điều kiện tham gia hoặc không tham gia mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giá bán lẻ điện là gì; Quy định về giá bán lẻ điện từ ngày 01/02/2025 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 44 Luật Điện lực 2024, quy định hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
Hợp đồng mua bán điện, hợp đồng cung cấp dịch vụ điện
…
3. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải có các nội dung chính sau đây:
a) Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
b) Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ và địa chỉ sử dụng điện;
c) Giá bán lẻ điện, phương thức và thời hạn thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Trách nhiệm bảo vệ thông tin của bên mua điện;
e) Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và trách nhiệm phát sinh do chấm dứt thực hiện hợp đồng;
g) Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự;
h) Phương thức giải quyết tranh chấp;
i) Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng;
k) Thỏa thuận phạt vi phạm;
l) Nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Như vậy, giá bán lẻ điện, phương thức và thời hạn thanh toán là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
Căn cứ khoản 3 Điều 50 Luật Điện lực 2024, thẩm quyền xây dựng, trình, phê duyệt, quyết định giá điện từ ngày 01/02/2025 được quy định như sau:
(i) Chính phủ quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
(ii) Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
(iii) Bộ Công Thương xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung tại khoản (i), khoản (ii).
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia, phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh; lộ trình giảm bù chéo giá điện quy định tại khoản 12 Điều 5 Luật Điện lực 2024; lộ trình cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, bao gồm giá bán lẻ điện có nhiều thành phần mà trong đó có tối thiểu 02 thành phần như giá công suất, giá điện năng, giá cố định, giá biến đổi hoặc thành phần giá khác (nếu có) được áp dụng cho các nhóm khách hàng khi điều kiện kỹ thuật cho phép; cơ chế giá điện phù hợp cho các nhóm khách hàng sử dụng điện quy định tại khoản 12 Điều 5 Luật Điện lực 2024.
(iv) Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá bán buôn điện; phương pháp lập và trình tự, thủ tục phê duyệt khung giá bán buôn điện.