Doanh nghiệp có thể hoạt động theo loại hình kinh doanh nào? Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Và nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có gì?
>> Thỏa thuận không cạnh tranh là gì?
>> Tổ chức nước ngoài có được mang con dấu từ nước ngoài về Việt Nam sử dụng không?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có thể được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Và doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, một tổ chức để được coi là doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố pháp lý về tên, tài sản, trụ sở và mục đích hoạt động, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam.
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, các loại hình kinh doanh ở Việt Nam hiện nay theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có thể hoạt động theo 01 trong 05 loại hình dưới đây. Cụ thể bao gồm:
Loại hình kinh doanh |
CCPL |
Công ty TNHH MTV |
Mục 2 Chương III |
Công ty TNHH 2TV |
Mục 1 Chương III |
Công ty cổ phần |
Chương V |
Công ty hợp danh |
Chương VI |
Doanh nghiệp tư nhân |
Chương VII |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Các loại hình kinh doanh (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Quy định tại Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về các điều kiện cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp cụ thể như sau:
(i) Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020.
Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
(ii) Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Nếu doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
(iii) Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.
(iv) Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
(ii) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
(iii) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân.
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
(iv) Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân