Tổ chức nước ngoài có được mang con dấu từ nước ngoài về Việt Nam sử dụng không? Chi nhánh công ty có con dấu không? Doanh nghiệp nhà nước sử dụng con dấu như thế nào là đúng cách?
>> Giám đốc có được mang con dấu công ty ra ngoài không?
>> Website khuyến mại trực tuyến là gì? Các hình thức của website khuyến mại trực tuyến hiện nay?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, quy định về con dấu tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao.
- Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao được mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam để sử dụng.
- Mẫu con dấu mang vào không được sử dụng các hình ảnh, biểu tượng, tên của Nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc vi phạm truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
- Trước khi sử dụng con dấu phải thực hiện đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định định 99/2016/NĐ-CP và hồ sơ đăng ký mẫu con dấu theo quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
Lưu ý: Trường hợp tổ chức nước ngoài không mang con dấu vào Việt Nam mà đề nghị làm con dấu tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2016/NĐ-CP và hồ sơ đăng ký mẫu con dấu theo quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
Như vậy, tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao được mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam sử dụng.
Lưu ý: Nội dung trên không áp dụng đối với con dấu doanh nghiệp (theo điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 99/2016/NĐ-CP).
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về con dấu tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:
Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Do đó, doanh nghiệp có quyền tự quyết định về loại dấu, số lượng, hình thức cũng như nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Như vậy, khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp có quyền tự quyết định chi nhánh đó có cần sử dụng con dấu riêng hay không, căn cứ vào nhu cầu và đặc thù hoạt động của chi nhánh. Quyết định này phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô, tính chất công việc và yêu cầu quản lý của chi nhánh trong quá trình hoạt động.
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, việc sử dụng con dấu doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
(i) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
(ii) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
(iii) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
(iv) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
(v) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.