Giám đốc có được mang con dấu công ty ra ngoài? Công ty có được sử dụng con dấu vuông? Công ty có được sử dụng chữ ký số thay cho con dấu công ty không?
>> Website khuyến mại trực tuyến là gì? Các hình thức của website khuyến mại trực tuyến hiện nay?
>> Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Cụ thể quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, việc quản lý và lưu giữ con dấu công ty thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Do đó, việc giám đốc có được mang con dấu ra khỏi công ty hay không phụ thuộc vào quy định Điều lệ của doanh nghiệp hoặc quy định nội bộ. Thông thường, doanh nghiệp sẽ quy định rõ trong Điều lệ hoặc quy chế về việc ai được giữ, quản lý và sử dụng con dấu, cũng như trường hợp nào được phép mang con dấu ra khỏi công ty.
Như vậy, giám đốc có được mang con dấu ra khỏi công ty hay không phụ thuộc vào quy định của công ty.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về việc quản lý và lưu trữ con dấu công ty (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về con dấu công ty.
Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Do đó, công ty được quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp mà không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật.
Như vậy, đối với con dấu công ty dù là dấu tròn hay dấu vuông để có giá trị pháp lý như nhau.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, quy định giá trị pháp lý của chữ ký số.
Giá trị pháp lý của chữ ký số:
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Do đó, nếu pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của công ty thì trong trường hợp này chữ ký số có thể được sử dụng thay con dấu công ty nếu thông điệp này được ký bằng chữ ký số của công ty và đảm bảo được an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Như vậy, chữ ký số có thể thay cho con dấu của công ty.