Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi nào? Những điều kiện doanh nghiệp bảo hiểm cần đáp ứng trước khi chính thức bắt đầu hoạt động là điều kiện nào?
>> Người lao động nghỉ bệnh cần chữa trị dài ngày có được hưởng lương ngày lễ không?
>> Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương không?
Căn cứ khoản 4 Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, quy định về việc ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Ký quỹ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải sử dụng một phần vốn điều lệ, vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Mức tiền ký quỹ bằng 02% vốn điều lệ tối thiểu, vốn được cấp tối thiểu tại thời điểm thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
…
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ chỉ khi chấm dứt hoạt động.
Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 11/11/2024] |
Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi nào
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 73 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các quy định sau đây để chính thức hoạt động:
(i) Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ hoặc vốn được cấp.
(ii) Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với hình thức hoạt động.
(iii) Bầu, bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật; bầu, bổ nhiệm các chức danh đã được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
(iv) Ban hành các quy chế quản lý nội bộ về tổ chức hoạt động, quy chế nội bộ về quản trị rủi ro và các quy trình nghiệp vụ cơ bản theo quy định pháp luật.
(v) Ký quỹ đầy đủ theo quy định tại ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
(vi) Có trụ sở, cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ về kinh doanh bảo hiểm.
(vii) Thực hiện công bố nội dung giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
(i) Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
(ii) Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
(iii) Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
(iv) Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
- Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
(v) Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
|