Có thể hiểu DHCP là gì? Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng như thế nào? Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến được pháp luật quy định ra sao?
>> Ban kiểm soát Quỹ tín dụng nhân dân có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
>> Một người có thể làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị liên tục tối đa bao lâu?
Giao thức cấu hình động máy chủ (DHCP - Dynamic Host Configuration Protocol) là một giao thức cho phép cấp phát địa chỉ IP tự động, cùng với các thông tin cấu hình liên quan như subnet mask và gateway mặc định. Máy tính sẽ tự động cấu hình, giúp giảm thiểu sự can thiệp vào hệ thống mạng. DHCP cung cấp một cơ sở dữ liệu trung tâm để theo dõi tất cả các thiết bị trong mạng. Mục tiêu chính của giao thức này là ngăn chặn tình trạng hai máy tính có cùng một địa chỉ IP.
Nếu không sử dụng DHCP, các máy tính phải cấu hình IP một cách thủ công (IP tĩnh). Bên cạnh việc cấp phát địa chỉ IP, DHCP còn cung cấp các thông tin cấu hình khác, như DNS. Hiện nay, DHCP có hai phiên bản: dành cho IPv4 và IPv6.
Như vậy, thắc mắc “DHCP là gì?” đã được giải đáp cụ thể như trên.
Nội dung “DHCP là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
DHCP là gì; Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật An ninh mạng 2018, bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng được quy định như sau:
Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.
Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
(i) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số.
- Bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng.
- Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
(ii) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
(iii) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ, bao gồm các hoạt động:
- Thu thập.
- Khai thác.
- Phân tích.
- Xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân.
- Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ.
- Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra
Lưu ý: Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Quý khách hàng xem thêm >> Việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin, an ninh mạng dịch vụ công trực tuyến theo quy định của pháp luật?