Theo quy định của pháp luật hiện hành, công ty cổ phần có được phép cho cổ đông vay tiền không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
>> Ký hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu không có chứng chỉ năng lực xử lý như thế nào?
>> Doanh nghiệp bắt buộc phải lưu giữ những loại tài liệu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
Theo đó doanh nghiệp được tự do lựa chọn phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Việc phân bổ và sử dụng vốn có thể được thực hiện dưới hình thức cho cá nhân, doanh nghiệp khác vay tiền, hoặc các loại tài sản khác.
Đồng thời căn cứ điểm h khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng quản trị có quyền thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020.
Như vậy, công ty cổ phần được phép cho cổ đông vay tiền. Tuy nhiên việc công ty cổ phần cho cổ đông vay tiền cần lưu ý quy định tại Mục 2 dưới đây.
File word Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Công ty cổ phần được phép cho cổ đông vay tiền (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 293 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho cổ đông cụ thể như sau:
(i) Đối với cổ đông là cá nhân và người có liên quan của cổ đông đó là cá nhân
Theo đó, công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho cổ đông là cá nhân và người có liên quan của cổ đông đó là cá nhân, trừ trường hợp công ty đại chúng là tổ chức tín dụng.
(ii) Đối với cổ đông là tổ chức và người có liên quan của cổ đông đó là cá nhân
Theo đó. công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho cổ đông là tổ chức và người có liên quan của cổ đông đó là cá nhân, trừ các trường hợp sau đây:
- Công ty đại chúng là tổ chức tín dụng.
- Cổ đông là công ty con trong trường hợp công ty con là công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ và đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần của công ty đại chúng trước ngày 01/7/2015.
(iii) Đối với người có liên quan của cổ đông là tổ chức
Theo đó, công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho người có liên quan của cổ đông là tổ chức, trừ các trường hợp sau đây:
- Công ty đại chúng là tổ chức tín dụng.
- Công ty đại chúng và tổ chức là người có liên quan của cổ đông là các công ty trong cùng tập đoàn hoặc các công ty hoạt động theo nhóm công ty, bao gồm công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và giao dịch này phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua theo quy định tại Điều lệ công ty.
(iv) Trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, công ty đại chúng không được cho cổ đông vay tiền.
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
(i) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
(ii) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Chứng khoán 2019.
Xem chi tiết tại các công việc pháp lý sau:
>> Phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ, cổ phần, phần vốn góp của công ty khác
>> Chào bán cổ phiếu ra công chúng
>> Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động
>> Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty không phải là công ty đại chúng
>> Phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đại chúng