Lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động có phải đóng BHXH không? Lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được hưởng những chế độ gì?
>> Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở đâu 2025?
>> Khuyến mại bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự sẽ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, quy định như sau:
(i) Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
(ii) Người lao động quy định tại khoản (i) không thuộc đối tượng tham gia BHXH buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Bên cạnh đó, căn cứ Công văn 1064/LĐTBXH-BHXH năm 2019 về việc giải đáp vướng mắc trong thực hiện Nghị định 143/2018/NĐ-CP. Cụ thể lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
- Chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ.
- Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Theo đó, có giấy phép lao động là một trong những điều kiện bắt buộc khi tham gia BHXH bắt buộc.
Như vậy, lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động có phải đóng BHXH không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, quy định lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được hưởng những chế độ sau:
- Ốm đau.
- Thai sản.
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Hưu trí và tử tuất.
Lưu ý: Chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động quy định thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tính trên thời gian người lao động tham gia BHXH (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, quy định mức đóng và phương thức đóng BHXH của công ty cho lao động nước ngoài như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
…
4. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.
Như vậy, lao động nước ngoài giao kết hợp đồng lao động với nhiều công ty và thuộc diện áp dụng BHXH buộc thì người lao động và công ty chỉ đóng BHXH đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì công ty phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.