Khi người lao động nghỉ ngang (nghỉ 5 ngày liên tiếp không phép), công ty có cần thông báo chấm dứt hợp đồng lao động không, hay chỉ cần đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
>> Công ty có được ép NLĐ làm dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025?
>> Thời giờ làm việc trong HĐLĐ mâu thuẫn với nội quy lao động, xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ điểm e khoản 1 và khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
...
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.
Theo đó, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động nghỉ ngang (tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên) mà không cần phải báo trước.
Mặc khác, căn cứ khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019, công ty phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt, trừ các trường hợp quy định tại Mục 2 dưới đây.
Như vậy, khi người lao động nghỉ ngang (nghỉ 5 ngày liên tiếp không phép), công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước. Tuy nhiên công ty phải gửi thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động trong trường hợp này.
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
Công ty phải làm thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nghỉ ngang
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc hợp đồng lao động bị chấm dứt, trừ các trường hợp sau:
(i) Người lao động bị kết án tù không được hưởng án treo, không được trả tự do theo khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bị tử hình hoặc bị cấm làm công việc theo hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
(ii) Người lao động nước ngoài bị trục xuất theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
(iii) Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, hoặc đã chết.
(iv) Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, hoặc đã chết. Nếu là tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc không có người đại diện hợp pháp theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
(v) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải đảm bảo thời gian báo trước cho người lao động như sau:
- Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Báo trước ít nhất 45 ngày.
- Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: Báo trước ít nhất 30 ngày.
- Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019: Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
>> Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Tóm lại, người lao động nghỉ ngang công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước theo quy định tại Mục 3. Tuy nhiên công ty phải gửi thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động trong trường hợp này.