Tôi nghỉ hưu và hưởng lương từ đầu năm 2024 nhưng sức khỏe còn tốt nên vừa ký hợp đồng lao động làm bảo vệ. Vậy tôi có được công ty đóng bảo hiểm xã hội không? – Trà My (Hà Nội).
>> Năm 2024, công ty có được trả lương cho người lao động bằng sản phẩm?
>> Năm 2024, công ty nợ lương bao lâu thì phải trả thêm tiền lãi cho nhân viên?
Căn cứ khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, công ty không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Công ty không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người đang hưởng lương hưu 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng với kỳ lương một khoản tiền cho người lao động đang hưởng lương hưu tương đương với số tiền người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Căn cứ khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động cao tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm không bị cắt lương hưu. Người lao động vẫn được nhận tiền lương do công ty trả và được hưởng đầy đủ lương hưu hàng tháng.
Điều 148. Người lao động cao tuổi – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi – Bộ luật Lao động 2019 1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. 2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. 3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. 4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. |