Công ty có được thay đổi địa điểm làm việc của nhân viên không? Công ty tự ý thay đổi địa điểm làm việc của nhân viên bị phạt như thế nào?
>> Yêu cầu cam kết không làm việc cho công ty khác khi ký hợp đồng lao động có vi phạm không?
>> Mâm cúng ông Công ông Táo cần những gì? Khung giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2025
Căn cứ Điều 28 Bộ luật Lao động 2019, quy định thực hiện công việc theo hợp đồng lao động.
Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, công ty không được thay đổi địa điểm làm việc của nhân viên, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, công ty được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
+ Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước
+ Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Lưu ý: Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, công ty phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động (theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019).
Trường hợp, chuyển người lao động làm công việc khác được quy định phía trên dẫn đến thay đổi địa điểm làm việc thì công ty được thay đổi địa điểm làm việc của nhân viên.
Tóm lại, công ty chỉ được thay đổi địa điểm làm việc của nhân viên trong trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc trường hợp chuyển người lao động làm việc khác theo quy định dẫn đến thay đổi địa điểm làm việc.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Công ty có được thay đổi địa điểm làm việc của nhân viên không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
…
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Theo đó, trừ các trường hợp ở Mục 1 nếu công ty tự ý thay đổi địa điểm làm việc của nhân viên thì bị phạt tiền từ 06 - 14 triệu đồng.
Ngoài ra, buộc công ty bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động (theo điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì được trả lương theo công việc mới.
- Trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
- Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, hiện nay mức lương tối thiểu theo vùng như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |