Khái niệm cổng kết nối mạng quốc tế là gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bảo vệ an ninh mạng đối với cổng kết nối mạng quốc tế được thực hiện như thế nào?
>> Nội dung hợp đồng BCC bao gồm những gì?
>> Cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm gì trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018, khái niệm cổng kết nối mạng quốc tế được quy định như sau:
6. Cổng kết nối mạng quốc tế là nơi diễn ra hoạt động chuyển nhận tín hiệu mạng qua lại giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Cổng kết nối mạng quốc tế là gì; Bảo vệ an ninh mạng đối với cổng kết nối mạng quốc tế được quy định như thế nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 25 Luật An ninh mạng 2018, bảo vệ an ninh mạng đối với cổng kết nối mạng quốc tế bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Bảo vệ an ninh mạng đối với cổng kết nối mạng quốc tế phải bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu bảo vệ an ninh mạng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Khuyến khích cổng kết nối quốc tế đặt trên lãnh thổ Việt Nam.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia.
(ii) Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế có trách nhiệm sau đây:
- Bảo vệ an ninh mạng thuộc quyền quản lý; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tạo điều kiện, thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng khi có đề nghị.
Theo Điều 10 Nghị định 53/2022/NĐ-CP, điều kiện bảo đảm an ninh mạng đối với thiết bị, phần cứng, phần mềm là thành phần hệ thống như sau:
(i) Các thiết bị phần cứng là thành phần hệ thống phải được kiểm tra an ninh mạng để phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, thiết bị thu phát, phần cứng độc hại bảo đảm sự tương thích với các thành phần khác trong hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Các thiết bị quản trị phải được cài đặt hệ điều hành, phần mềm sạch, có các lớp tường lửa bảo vệ.
- Hệ thống thông tin xử lý bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet.
(ii) Sản phẩm đã được lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, an toàn thông tin mạng cảnh báo, thông báo nguy cơ gây mất an ninh mạng không được đưa vào sử dụng hoặc phải có biện pháp xử lý, khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng độc hại trước khi đưa vào sử dụng.
(iii) Dữ liệu, thông tin ở dạng số được xử lý, lưu trữ thông qua hệ thống thông tin thuộc bí mật nhà nước phải được mã hóa hoặc có biện pháp bảo vệ trong quá trình tạo lập, trao đổi, lưu trữ trên mạng Internet theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
(iv) Thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, vật mang tin và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của hệ thống thông tin phải được quản lý, tiêu hủy, sửa chữa theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, quy định công tác của chủ quản hệ thống thông tin.
(v) Phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích, phần mềm lớp giữa, cơ sở dữ liệu, chương trình ứng dụng, mã nguồn và công cụ phát triển định kỳ được rà soát và cập nhật các bản vá lỗi.
(vi) Thiết bị di động và các thiết bị có tính năng lưu trữ thông tin khi kết nối vào hệ thống mạng nội bộ của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải được kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn và chỉ được phép sử dụng tại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
(vii) Thiết bị, phương tiện lưu trữ thông tin khi kết nối, vận chuyển, lưu trữ phải:
- Kiểm tra bảo mật trước khi kết nối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Kiểm soát việc đấu nối, gỡ bỏ đấu nối thiết bị thuộc hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu trữ và biện pháp bảo vệ đối với thông tin thuộc bí mật nhà nước được lưu trữ trong đó.