Chứng khoán bị hủy niêm yết có được tiếp tục giao dịch không? Cổ phiếu bị hủy niêm yết muốn đăng ký niêm yết lại phải đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ đăng ký niêm yết lại gồm những gì?
>> Điều kiện cổ phiếu công ty đại chúng hủy bỏ niêm yết tự nguyện 2024?
>> Trường hợp nào cổ phiếu công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết 2024?
Căn cứ khoản 5 Điều 46 Quyết định 17/QĐ-HDTV năm 2022 quy định về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc như sau:
Hủy bỏ niêm yết bắt buộc
...
5. Chứng khoán niêm yết thuộc diện hủy bỏ niêm yết bắt buộc được tiếp tục giao dịch trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày SGDCK ban hành Quyết định hủy bỏ niêm yết, trừ trường hợp hủy bỏ niêm yết theo quy định tại khoản 4 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
...
Như vậy, cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc vẫn được tiếp tục giao dịch trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày có quyết định hủy bỏ niêm yết. Trừ việc hủy niêm yết thuộc các trường hợp sau:
(i) Đối với cổ phiếu của công ty đại chúng:
- Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành.
- Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng.
- Cổ phiếu không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết.
- Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản.
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết.
- Tổ chức niêm yết bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019.
- Tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính.
(ii) Đối với Chứng chỉ quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục và cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng:
- Chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng.
- Chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết.
- Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán bị giải thể hoặc chấm dứt sự tồn tại do bị hợp nhất, sáp nhập theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán.
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết.
Lưu ý: Cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (theo khoản 2 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP).
>> Xem thêm bài viết: Năm 2024, cổ phiếu bị hủy niêm yết sàn HOSE, có được giao dịch trên UPCOM?
Toàn văn File word Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc vẫn được giao dịch tối đa 30 ngày kể từ ngày có quyết định hủy niêm yết (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 122 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, tổ chức có cổ phiếu bị hủy niêm yết theo quy định tại Điều 120, Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP chỉ được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 02 năm trên hệ thống giao dịch Upcom.
Như vậy, cổ phiếu bị hủy niêm yết được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 02 năm trên hệ thống giao dịch Upcom.
Căn cứ khoản 2 Điều 110 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, hồ sơ cổ phiếu bị hủy niêm yết đăng ký niêm yết lại bao gồm:
- Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu.
- Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết; kèm theo danh sách cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có)).
- Cam kết của cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên về việc nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo.
- Hợp đồng tư vấn niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương.
- Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu.