Có phải tiệm vàng nào cũng được bán vàng miếng? Cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì cần những điều kiện gì?
>> Trưởng ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ gì?
>> Năm 2024, công ty xổ số có được giảm giá, tặng quà hay không?
Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ (khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Như vậy, không phải tiệm vàng nào hoạt động kinh doanh mua bán vàng cũng được kinh doanh vàng miếng mà phải được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Không phải tiệm vàng nào cũng được bán vàng miếng (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(i) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
(ii) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
(iii) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên.
(iv) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 02 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
(v) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
(i) Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Mục 1.1 nêu trên.
(ii) Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
(iii) Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
(iv) Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
(v) Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
(vi) Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
(Căn cứ Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP)
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng - Thông tư 16/2012/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2017/TT-NHNN và khoản 4 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN) 1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này); b) Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh); c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; d) Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó. 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với tổ chức tín dụng bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này); b) Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch); c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. |