Mâm cúng làm nhà nên cúng những loại trái cây nào? Thời điểm nào được xác lập quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật? Nhà ở riêng lẻ được định nghĩa như thế nào?
>> Tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền thì bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Tại sao người kinh doanh thường mua vàng ngày vía Thần Tài?
Khi làm lễ cúng khởi công, động thổ hay nhập trạch, việc chuẩn bị mâm cúng làm nhà chu đáo thể hiện lòng thành kính với thần linh, gia tiên, cầu mong mọi sự suôn sẻ, thuận lợi. Trong đó, mâm ngũ quả là lễ vật quan trọng, tượng trưng cho sự đủ đầy, may mắn.
Dưới đây là gợi ý những loại trái cây nên dâng cúng trên mâm cúng làm nhà mang lại nhiều may mắn cho gia chủ và người thân:
- Quả hồng đỏ: tượng trưng cho hành Hỏa với sắc đỏ rực rỡ, mang lại may mắn, thuận lợi trong kinh doanh. Loại quả này còn thể hiện mong ước về tài lộc dồi dào và sự phát đạt cho gia chủ.
- Quả bưởi: Quả bưởi trong mâm trái cây cúng làm nhà tượng trưng cho hành Kim, gắn liền với vàng bạc, của cải. Sự xuất hiện của hành Kim mang ý nghĩa thu hút tài lộc, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn về tiền bạc.
- Quả lê trắng: tượng trưng cho hành thủy, với mong muốn đem lại nhiều điều tốt lành, thuận lợi và hanh thông trong mọi việc của các thành viên trong gia đình.
- Quả chuối: Quả chuối tượng trưng cho hành Mộc trong phong thủy, thể hiện lòng thành kính và mong ước về một mái nhà vững chắc, ổn định trong tương lai.
- Trái cây có màu sậm như: hồng xiêm, na, mận tím,.. tượng trưng cho hành Thổ trong phong thủy, điều này là cầu mong một tương lai phát triển hơn.
Khi dâng cúng, cần chú ý nên lựa trái cây tươi, không bị dập úng, mua về thì rửa sạch, lau khô rồi bày ra đĩa để trưng cúng.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Mâm cúng làm nhà nên cúng những loại trái cây nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Nhà ở 2023 về thời điểm xác lập quyền sở hữu nahf ở cụ thể như sau:
1. Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
5. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
6. Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
7. Giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này.
Tại khoản 2 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 có quy định về định nghĩa nhà ở riêng lẻ cụ thể như sau:
Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân hoặc trên đất thuê, đất mượn của tổ chức, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập, được xây dựng với mục đích để ở hoặc mục đích sử dụng hỗn hợp.