Tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo hiện nay?
>> Tại sao người kinh doanh thường mua vàng ngày vía Thần Tài?
>> Vàng 610 là vàng gì? Điều kiện kinh doanh mua bán vàng 610?
Cúng sao giải hạn là tín ngưỡng dân gian, theo đó mỗi năm mỗi người có một sao chiếu mệnh, có sao tốt, sao xấu. Nếu gặp sao xấu, người ta cúng giải hạn để giảm bớt vận rủi. Do đó, phong tục này thường được nhiều người quan tâm và thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều trường hợp lợi dụng việc tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền. Việc lợi dụng việc cúng sao giải hạn để trục lợi lấy tiền là một hành vi mê tín dị đoan, gây mất lòng tin của những người đến cần cúng sao giải hạn.
Tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền được xem là tổ chức hoạt động mê tín dị đoan) sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
…
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
…
Theo đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
…
Như vậy, hành vi tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền thì có thể bị phạt tiền từ từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức có thể bị phtaj từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng theo quy định pháp luật.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền thì bị phạt bao nhiêu tiền
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng được quy định như sau:
Điều 10. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng – Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
|