Doanh nghiệp kinh doanh vận tải có phải làm lại giấy phép kinh doanh khi thay đổi địa chỉ kinh doanh hay không?
>> Chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu đã cấp theo quy định cũ hiện tại có giá trị sử dụng hay không?
(i) Căn cứ Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:
- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp.
- Người đại diện theo pháp luật.
- Các hình thức kinh doanh.
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
(ii) Ngoài ra, tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy định về các trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải cần phải bao gồm trường hợp xin cấp lại giấy phép kinh doanh trong do thay đổi giấy phép kinh doanh vận tải.
- Trường hợp 1: Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng
- Trường hợp 2: Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc hư hỏng
- Trường hợp 3: Thay đổi giấy phép kinh doanh vận tải khi có sự thay đổi nội dung của giấy phép kinh doanh.
Như vậy, đối chiếu với quy định tại khoản (i) nêu trên thì nội dung của giấy phép kinh doanh vận tải bao gồm địa chỉ đơn vị kinh doanh. Do đó, trường hợp của khi có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh thì cần phải xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp câu hỏi: Có phải làm lại giấy phép kinh doanh vận tải khi đổi địa chỉ kinh doanh
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 15 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng; Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách hoặc người thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:
(i) Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng.
(ii) Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại.
(iii) Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có).
(iv) Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải).
(v) Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển).
(vi) Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán.
(vii) Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.
Lưu ý: Thông tin tối thiểu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, cung cấp cho lực lượng chức năng có thẩm quyền; cung cấp cho cơ quan quản lý giá, cơ quan Thuế, Công an, Thanh tra giao thông khi có yêu cầu.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]