Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp xã có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp khi xử phạt trong lĩnh vực đất đai hay không?
>> Thanh toán lần đầu bao nhiêu khi mua nhà ở hình thành trong tương lai?
>> Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là gì? Loại đất nào được sử dụng kết hợp đa mục đích?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP như sau:
Điều 30. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.
Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong phạm vi buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất hoặc mốc địa giới hành chính. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp không được quy định trong thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã tại điều khoản này.
Do đó, Chủ tịch UBND cấp xã không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024] |
Chủ tịch UBND cấp xã có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp khi xử phạt trong lĩnh vực đất đai hay không (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 22 Luật Đất đai 2024, cơ quan có chức năng quản lý đất đai và công chức làm công tác địa chính ở cấp xã được quy định như sau:
(i) Hệ thống cơ quan có chức năng quản lý đất đai được tổ chức thống nhất ở trung ương và địa phương.
(ii) Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(iii) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở cấp tỉnh và ở cấp huyện.
(iv) Tổ chức dịch vụ công về đất đai, bao gồm tổ chức đăng ký đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất và các tổ chức dịch vụ công khác được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
(v) Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008. Công chức làm công tác địa chính có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
Theo Điều 7 Luật Đất đai 2024, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao quản lý gồm:
(i) Người đại diện của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức trong nước được giao quản lý công trình công cộng và hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức trong nước được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng.
- Tổ chức trong nước được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
(ii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
(iii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.
(iv) Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.