Có thể định nghĩa chiến lược là gì? Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào? Xác định thị phần và thị phần kết hợp là xác định dựa trên căn cứ theo như thế nào?
>> Lãi suất ngân hàng Vietinbank năm 2025 đối với các kỳ hạn là bao nhiêu?
>> Phần cứng là gì? Các thành phần chính của phần cứng trong máy tính gồm?
Chiến lược là một kế hoạch tổng thể hoặc phương pháp dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia. Chiến lược được xây dựng dựa trên việc phân tích môi trường, nguồn lực hiện có và các yếu tố bên ngoài để đưa ra các quyết định tối ưu, giúp đạt được lợi thế cạnh tranh hoặc hoàn thành mục tiêu hiệu quả.
(i) Phân tích tình hình hiện tại:
- Đánh giá nội bộ (nguồn lực, năng lực, điểm mạnh, điểm yếu).
- Phân tích môi trường bên ngoài (cơ hội, thách thức, đối thủ cạnh tranh).
- Công cụ hỗ trợ: Mô hình SWOT, PESTLE, ma trận BCG.
(ii) Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu:
- Tầm nhìn: Định hình tương lai mong muốn.
- Sứ mệnh: Lý do tồn tại và giá trị cốt lõi.
- Mục tiêu: Các mục tiêu cụ thể, đo lường được.
(iii) Xây dựng chiến lược tổng thể:
- Đề ra phương hướng và giải pháp chủ yếu để đạt mục tiêu.
- Lựa chọn chiến lược phù hợp dựa trên phân tích và nguồn lực.
(iv) Lập kế hoạch thực hiện:
- Phân bổ nguồn lực.
- Xác định các bước triển khai chi tiết.
(v) Triển khai chiến lược:
- Thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
- Đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận và kiểm soát quá trình thực hiện.
(vi) Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh:
- Đánh giá hiệu quả chiến lược thông qua các chỉ số đo lường.
- Điều chỉnh chiến lược nếu có thay đổi về môi trường hoặc mục tiêu.
Nội dung “Chiến lược là gì? Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào?” chỉ mang tính chất tham khảo.
File Word Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Chiến lược là gì; Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh 2018, xác định thị phần và thị phần kết hợp được cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
a) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
b) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
c) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
d) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
2. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.
3. Doanh thu để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa đủ 01 năm tài chính thì doanh thu, doanh số, số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm xác định thị phần.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.