CES là gì? Tầm quan trọng của CES như thế nào đối với doanh nghiệp? Doanh nghiệp có quyền chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cáo hiệu quả kinh doanh hay không?
>> Sử dụng phụ gia thực phẩm vào thức ăn cần chú ý nguyên tắc gì?
>> Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là gì?
Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về CES là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiểu CES là gì:
CES, hay Customer Effort Score, là chỉ số đo lường mức độ nỗ lực của khách hàng khi trải nghiệm một sản phẩm hoặc dịch vụ. Chỉ số này được đánh giá dựa trên thang điểm 7, từ “Rất khó” đến “Rất dễ,” phản ánh mức độ dễ dàng mà khách hàng cảm nhận trong việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Dựa vào CES, doanh nghiệp có thể xác định và cải thiện các yếu tố nhằm giúp khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thuận tiện hơn, qua đó tăng khả năng họ tiếp tục gắn bó và chi trả.
- Dự đoán hành vi mua sắm trong tương lai
Khi việc mua sản phẩm trở nên dễ dàng, khả năng khách hàng quay lại mua hàng sẽ tăng cao. Nghiên cứu cho thấy mức độ nỗ lực thấp của khách hàng (ít khó khăn) là một chỉ dấu quan trọng về khả năng họ sẽ tiếp tục lựa chọn sản phẩm trong tương lai.
- Dự đoán khả năng khách hàng giới thiệu
Những giao dịch thuận lợi tạo động lực để khách hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến bạn bè và người thân. Ngược lại, nếu trải nghiệm không tốt, khách hàng có xu hướng lan truyền những đánh giá tiêu cực về sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Dự đoán mức độ trung thành của khách hàng
Khách hàng sẽ không quay lại nếu họ gặp trải nghiệm không hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngược lại, nếu quy trình mua sắm dễ dàng và mang lại sự hài lòng, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
CES là gì; Tầm quan trọng của CES như thế nào đối với doanh nghiệp (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 về các quyền của doanh nghiệp cụ thể như sau:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp có quyền chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theoi quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
|