Có thể hiểu đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là gì? Hoạt động ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào?
>> Sử dụng phụ gia thực phẩm vào thức ăn cần chú ý nguyên tắc gì?
>> CES là gì? Tầm quan trọng của CES như thế nào đối với doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 về định nghĩa giải thích đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin như sau:
…
6. Phát triển công nghệ thông tin là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ công nghệ thông tin.
7. Khoảng cách số là sự chênh lệch về điều kiện, khả năng sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin để truy nhập các nguồn thông tin, tri thức.
8. Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó có triển vọng đem lại lợi nhuận lớn nhưng có rủi ro cao.
9. Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số.
10.Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện.
…
Theo đó, đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có triển vọng đem lại lợi nhuận lớn nhưng có rủi ro cao.
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là gì (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Điều 14 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về việc ứng dụng công nghệ thông trong trường hợp khẩn cấp như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin để ưu tiên phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin khi có một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây:
- Phục vụ phòng, chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa khác.
- Phục vụ cấp cứu và phòng, chống dịch bệnh.
- Phục vụ cứu nạn, cứu hộ.
- Phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm.
|