Sắp tới dịp Tết Âm lịch 2023, công ty tôi thường xuyên đuổi việc nhân viên. Vậy tôi cần làm gì để phù hợp với quy định pháp luật? - Vũ Phạm (Kon Tum).
>> Đuổi người lao động để né thưởng tết Âm lịch 2023, có bị xử phạt?
>> Không được trả lương thử việc, giải quyết thế nào?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Hiện nay, các doanh nghiệp thường tìm đủ mọi cách để cắt giảm chi phí doanh nghiệp, một trong số đó là các khoản tiền thưởng Tết cho người lao động. Do đó, mà xu hướng đuổi việc người lao động trước dịp Tết Âm lịch 2023 đang có xu hướng tăng cao.
Xem thêm bài viết: Đuổi người lao động để né thưởng tết Âm lịch 2023, có bị xử phạt?
Trong trường hợp người lao động bị đuổi việc để né thưởng Tết Âm lịch 2023 thì có thể thực hiện 03 cách sau để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình:
Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP người lao động thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục như sau:
- Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.
+ Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc.
+ Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.
Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
+ Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.
+ Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc.
+ Thời hạn giải quyết: 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.
Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.
File Excel tính tiền thưởng Tết Âm lịch Quý Mão 2023 |
Người lao động bị đuổi việc để né thưởng Tết Âm lịch 2023 có thể tố cáo vi phạm của doanh nghiệp đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty.
Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).
Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bị đuổi việc không đúng quy định có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự mà không cần trải qua thủ tục hòa giải.
Đồng thời, căn cứ các điều Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, người lao động muốn khởi kiện phải đến đây để nộp đơn khởi kiện và thực hiện các thủ tục liên quan.
Trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, thì doanh nghiệp có trách nhiệm:
(i) Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết;
(ii) Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc; và
(iii) Phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.