Khi ký hợp đồng lao động, không phải thỏa thuận nào cũng hợp pháp. Vậy các thỏa thuận nào được xem là trái pháp luật khi ký hợp đồng lao động?
>> Mẫu hợp đồng lao động thời vụ mới nhất?
>> Táo quân 2025 chiếu mấy giờ, ngày mấy? Gặp nhau cuối năm 2025 có ai?
Các thỏa thuận được xem là trái pháp luật khi ký hợp đồng lao động bao gồm:
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền tự do chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ công ty nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Như vậy, công ty không thể bắt người lao động không làm việc việc cho công ty đối thủ.
Trường người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì công ty có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm (theo khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019).
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Các thỏa thuận được xem là trái pháp luật khi ký hợp đồng lao động (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Bộ luật Lao động 2019, quy định người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều công ty miễn bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Như vậy, việc công ty yêu cầu người lao động không được giao kết hợp đồng với công ty khác là vi phạm pháp luật, đồng thời cũng xâm phạm quyền tự do chọn việc làm của người lao động.
Trường hợp người lao động đã ký hợp đồng có xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn thì người lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà không cần lý do, chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước. Người lao động chỉ phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, việc cam kết làm việc dài hạn đã xâm phạm đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.
Lưu ý: Trong quá trình làm việc, nếu người lao động được cử đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của công ty, đồng thời các bên có cam kết về thời gian làm việc sau khi đi đào tạo về thì người lao động buộc phải tuân thủ cam kết (theo Điều 62 Bộ luật Lao động 2019).
Căn cứ khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động phải được tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.
Đồng thời căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia BHXH bao gồm:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Như vậy, nếu người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH nhưng các bên thỏa thuận không đóng bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật.
Lưu ý: Phạt tiền từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định (theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Căn cứ Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12, quy định mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định thời gian và khoảng cách sinh con.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, quy định công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản.
Như vậy, việc công ty yêu cầu người lao động không kết hôn, sinh con trong vài năm đầu là vi phạm pháp luật.
Trên đây là tổng hợp các thỏa thuận thường gặp được xem là trái pháp luật khi ký hợp đồng lao động.