BRC là gì? Cơ sở đã có BRC thì có cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nữa không? Kiểm tra giảm, chặt an toàn thực phẩm nhập khẩu trong trường hợp nào?
>> GHP là gì? Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
>> Sprint review là gì? Nội dung chính của Sprint review là gì?
BRC (British Retail Consortium), là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh thiết lập vào năm 1998. Hiện nay, tiêu chuẩn này được chấp nhận bởi hơn 8.000 doanh nghiệp thực phẩm tại hơn 80 quốc gia.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
…
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Như vậy, cơ sở đã có Giấy chứng nhận BRC còn hiệu lực thì không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, việc kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
(i) Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
(ii) Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
(iii) Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.
Căn cứ khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, áp dụng phương thức kiểm tra như sau:
(i) Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đã có 03 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường.
- Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
(ii) Kiểm tra chặt áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó.
- Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có).
- Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
(iii) Kiểm tra thông thường áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp tại khoản (i) và (ii) nêu trên.