Có thể hiểu Sprint review là gì? Nội dung chính của Sprint review bao gồm những gì? Bên cạnh đó quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công bao gồm những nội dung cụ thể nào?
>> Hợp đồng chuyển giao công nghệ có hiệu lực khi nào?
Sprint Review, hay còn gọi là Sơ kết Sprint, là sự kiện diễn ra vào cuối mỗi Sprint, tạo cơ hội cho Scrum Team và các bên liên quan (như các phòng ban, CEO, hoặc nhóm khách hàng tiềm năng) cùng đánh giá và thích nghi với sản phẩm đang phát triển. Sự kiện này bao gồm việc dùng thử sản phẩm để kiểm tra các tính năng đã hoàn thành và thảo luận về tình hình, các vấn đề cũng như định hướng phát triển tiếp theo. Qua đó, nhóm có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc kế hoạch phù hợp hơn cho các Sprint sau, với Product Owner chịu trách nhiệm quyết định danh sách người tham dự.
Nội dung chính của Sprint Review gồm:
(i) Trình bày những gì đã hoàn thành:
- Nhóm phát triển trình bày các công việc đã hoàn thành trong Sprint dưới dạng các tính năng hoặc sản phẩm.
- Thông thường, các hạng mục được chọn để trình bày là những gì đã được hoàn tất và đáp ứng định nghĩa "Hoàn thành" (Definition of Done).
(ii) Thu thập phản hồi từ các bên liên quan:
Những người tham gia (bao gồm Product Owner, khách hàng, hoặc các bên liên quan khác) sẽ đánh giá kết quả và cung cấp ý kiến phản hồi.
(iii) Đánh giá Sprint Goal:
Kiểm tra xem mục tiêu của Sprint có được hoàn thành hay không.
(iv) Cập nhật Product Backlog:
Dựa trên phản hồi nhận được, Product Backlog có thể được điều chỉnh để phản ánh các ưu tiên hoặc thay đổi mới.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Sprint review là gì; Nội dung chính của Sprint review là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Điều 181 Luật Thương mại 2005, quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:
(i) Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
(ii) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
(iii) Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
(iv) Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
(v) Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Tại Điều 182 Luật Thương mại 2005, quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công gồm:
(i) Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
(ii) Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
(iii) Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
(iv) Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
(v) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.